Làng quê thay áo mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/1/2018 | 1:37:52 PM

YBĐT - Đường sá, giao thông được ví như khung xương của làng quê. Có chắc chắn, rộng dài thì làng quê mới dần thay da đổi thịt. Hẳn những ai từng có dịp được đặt chân đến những xóm làng nằm mãi sâu trong rừng, tít tắp nơi chân núi mới hiểu được ý nghĩa của một con đường mới. 

Cuối năm làng tôi có tin vui. Con đường bê tông cũ chạy xuyên qua làng được làm lại to hơn, đẹp hơn. Cả những con đường đất gồ ghề luồn sâu vào các xóm cũng được bê tông hóa. Cả làng cứ như có hội, từ người già đến con nít đều hứng khởi bàn luận về đường mới. Tiếng máy móc chạy ầm ầm, tiếng cuốc xẻng, tiếng người cười nói từ mờ sáng đến đêm khuya.

Việc làm đường mới được coi như một sự kiện quan trọng của miền quê nghèo. Nhà nước hỗ trợ xi măng, ống cống; nhân dân tự nguyện tổ chức giải phóng mặt bằng, đóng góp tiền của vật liệu cát, sỏi, sức lao động, máy móc thiết bị, dụng cụ lao động để thi công xây dựng.

Đường làm xong sẽ treo bóng điện thắp sáng. Công nhân đi làm ca kíp trong khu công nghiệp về đêm không còn phải mò mẫm tìm đường trong bóng tối và sương lạnh. Những người già ngồi ở bậc cửa nhìn đường mới chạy về xóm nhỏ chắc hẳn sẽ mừng. Sống cả đời quanh quẩn với những điều cũ kỹ cuối cùng cũng được chứng kiến sự đổi thay tìm đến ngay trước ngõ nhà mình.
 
Vậy là ước mơ suốt bao nhiêu năm giờ đã thành hiện thực. Người góp của, người góp công. Có nhà còn tự nguyện hiến đất ở, đất vườn, cây cối hoa màu để mở đường thẳng rộng, ít quanh co, góp phần bảo đảm an toàn giao thông. Công việc đồng áng đều được gác lại dồn sức cho việc làm đường.

Sự kiện làm đường còn vui hơn tết. Con cháu đi làm xa đều tụ họp về đông đủ. Đàn ông xuống đường mỗi người mỗi việc, đàn bà cả xóm xúm lại làm cơm đãi thợ. Nay nấu nướng nhà này mai nhà khác, cả xóm kéo đến vui mừng nhau thoát khỏi cảnh đường đất.
 
Đường thuận tiện thì thấy trường, thấy chợ đều gần. Đêm hôm có ốm đau phải đi viện cũng dễ dàng hơn. Tụi nhỏ đi học không còn phải lượn lách trên con đường đất nhỏ ngoằn ngoèo. Người già mỗi lần muốn ghé thăm con cháu cũng không còn sợ đường sá khó đi, khớp xương đau mỏi. Tối mà rảnh ghé nhà nhau chơi chẳng còn ngại những đoạn đường tối thui rậm rịt. Con đường mới nối mọi thứ lại gần với nhau hơn ngay từ trong ý nghĩ. Người ta thèm được ùa từ nhà ra đường tìm đến chỗ đông vui, đến nơi thân tình. Bớt đi cái thói quen co cụm lại trong nhà sống một cuộc đời thiếu thốn và đơn điệu.

Để từng bước rút ngắn khoảng cách giữa vùng nông thôn với thành thị, vùng sâu vùng xa với khu vực trung tâm nên trên khắp đất nước mình có biết bao con đường đang từng ngày được khoác lên một diện mạo mới. Đường sá, giao thông được ví như khung xương của làng quê. Có chắc chắn, rộng dài thì làng quê mới dần thay da đổi thịt. Hẳn những ai từng có dịp được đặt chân đến những xóm làng nằm mãi sâu trong rừng, tít tắp nơi chân núi mới hiểu được ý nghĩa của một con đường mới. Thênh thang…

Vũ Thị Huyền Trang

Các tin khác

YBĐT - Khi những cơn gió đông tràn về, tưởng chừng tất cả mọi vật đều chìm vào giấc ngủ, ấy thế nhưng loài hoa cải vẫn rực rỡ khoe sắc trên những triền núi cao. Trên những cánh đồng, bên nương rẫy, từng bông hoa cải đã dệt nên tấm thảm vàng làm xao xuyến lòng người.

Những người lính trên đảo Trường Sa ngày đêm bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. (Ảnh: Internet)

YBĐT- Chẳng may mắn như các bạn, luôn có bố ở bên yêu thương và che chở, ngay từ khi mới sinh ra, tôi đã xa bố rồi. Bố tôi là lính đảo Trường Sa. Chỉ nghe cái tên thôi là đã thấy nó dài và xa lắm. 

Ảnh minh hoạ. (Nguồn internet)

YBĐT - Nếu như không có lời khích lệ, động viên của thầy thì có lẽ Đức sẽ còn tự ti, mặc cảm vì mình béo và không dám tập đi xe đạp.

Mẹ con chị Nguyễn Thị Tuyến trong niềm vui được nhận ngôi nhà mới.

YBĐT - Kết nối nguồn lực để làm nhà cho những mảnh đời nghèo khó là việc làm đầy ý nghĩa trong hoạt động của Nhóm Kết nối trẻ - một nhóm thiện nguyện mà thành viên phần đông là người trẻ ở Yên Bái được khởi động trong thời gian qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục