Nam sinh 10x từng thi Đường lên đỉnh Olympia giành Huy chương Đồng Olympic Kinh tế quốc tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/8/2022 | 2:50:15 PM

Xuất sắc giành giải Nhất tuần 1, tháng 2, quý 2 cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm 2022, nam sinh Đà Lạt nhận được sự chú ý và khen ngợi từ khán giả. Mới đây, Minh Khoa lại tiếp tục đem về những thành tích ấn tượng như giải Nhất cuộc thi Olympic Kinh tế Việt Nam (VEO 2022); Huy chương Đồng cuộc thi Olympic Kinh tế quốc tế (IEO 2022).

"Nhà leo núi" Nguyễn Minh Khoa sinh năm 2005, hiện là học sinh chuyên Toán tại trường THPT Chuyên Thăng Long (thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng). Tham gia sân chơi trí tuệ Đường lên đỉnh Olympia, Khoa trở thành nhà vô địch trong cuộc thi tuần 1, tháng 2, quý 2 và dừng bước sau cuộc thi tháng 2, quý 2.

Ngay từ sớm, chàng trai Đà Lạt đã có hứng thú và tìm hiểu về các vấn đề kinh doanh, tài chính. Do đó, khi biết đến cuộc thi Olympic Kinh tế dành cho học sinh THPT tại Việt Nam, Khoa đã đặt mục tiêu chinh phục kỳ thi này. Những kiến thức phục vụ cho cuộc thi đều nằm ngoài chương trình học trên lớp nên em chủ yếu dành thời gian tự tìm hiểu.

Để có được thành tích hiện tại, Khoa cảm thấy mãn nguyện vì bản thân đã cố gắng hết sức. Bởi trong mỗi giai đoạn học, em gặp những khó khăn khác nhau. Thời gian đầu, nam sinh khá "chật vật" trong việc nắm bắt các từ ngữ chuyên ngành bằng tiếng Anh. Sau này, Khoa cũng chưa hiểu rõ hết được các nội dung kiến thức và cách liên kết chúng với nhau.

Chia sẻ với Tiền Phong, nam sinh Đà Lạt nói: "Đến trước kỳ thi, em lại cảm thấy áp lực vì chưa học được hết các nội dung, chưa có được sự chuẩn bị đầy đủ nhất. Tuy vậy, việc tự học kinh tế với em cũng rất thú vị. Qua việc ôn luyện cho VEO & IEO, em đã thay đổi nhận thức của mình trước các vấn đề kinh tế - tài chính xung quanh.

Em cảm thấy hứng thú với cách nền kinh tế vận hành, cách thị trường tự chuyển động và thay đổi từng ngày, hay các tác nhân kinh tế ảnh hưởng lẫn nhau và tác động đến cái chung của thế giới.

Với em, IEO là trải nghiệm đẹp, là cơ hội quý giá để em thử sức trong môi trường quốc tế. Do đó, em tham gia kỳ thi với tâm lý thoải mái, không đặt nặng thành tích. Em cho rằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng đã giúp em có được sự tự tin cần thiết khi bước vào kỳ thi và đạt được kết quả này. Ngoài ra, VEO&IEO còn giúp em thay đổi tư duy dựa trên cơ sở hợp lý của kinh tế học, giúp em làm chủ và định hướng được bản thân".

Việc Khoa tham gia cuộc thi Olympic Kinh tế quốc tế không chỉ để thử sức với chuyên ngành này, chàng trai 10x còn muốn chứng minh cho gia đình thấy bản thân thích hợp và có khả năng để đi theo một con đường khác.

Trước đó, Khoa từng theo đuổi mục tiêu mà gia đình đặt ra, đến khi lên cấp 3, em bắt đầu tìm hiểu bản thân mình nhiều hơn và quyết định chuyển hướng. Ở thời điểm hiện tại, em đã may mắn nhận được sự ủng hộ của gia đình.

Khoa nói: "Em luôn cảm thấy áp lực trong một số thời điểm nhất định, nhưng em nhận thấy đó là áp lực do chính em đặt ra để thúc đẩy bản thân đạt được những thành tích tốt hơn".

Chia sẻ thêm về cơ duyên đến với sân chơi trí tuệ Đường lên đỉnh Olympia, nam sinh Đà Lạt nói em bị thu hút bởi cảm giác hồi hộp, căng thẳng, nghẹt thở sau mỗi phần thi và tiếng cổ vũ hò reo từ phía khán đài.

"Hơn hết, em ngưỡng mộ sự tài giỏi của các anh chị thí sinh và trước đó mong một ngày tới lượt mình được đứng trên sân khấu của trường quay S14. Vì kiến thức trong các vòng thi của chương trình rất gần với chương trình học trên lớp nên em thường dành nhiều thời gian để học chắc các kiến thức trong SGK, tìm hiểu thêm kiến thức xã hội. Việc này giúp em vừa trau dồi được kiến thức để tham gia cuộc thi, vừa duy trì được thành tích học tập ổn định. Có thể nói, Olympia đã trở thành một phần trong cuộc sống của em, là nguồn động lực khiến em muốn học hỏi và hoàn thiện bản thân mình".

(Theo TPO)

Các tin khác
Thành Đạt chụp cùng cô giáo chủ nhiệm cấp 3.

Bị liệt cả 2 chân, đôi bàn tay yếu ớt, Thành Đạt tự động viên mình vẫn là người may mắn khi được sở hữu bộ não sáng suốt.

Bùi Thị Hoài - TikToker chuyên về du lịch.

Rời thành phố, cô gái người Tày này muốn quảng bá hình ảnh văn hóa và phát triển nghề truyền thống của quê hương Cao Bằng qua những video chân thực trên nền tảng TikTok.

Phạm Vân bên các sản phẩm nhuộm chàm.

Xuất phát từ niềm say mê tìm hiểu và tình yêu với những giá trị văn hóa dân tộc, cô gái miền xuôi Phạm Vân đã quyết định ở lại Sa Pa (Lào Cai) để gắn bó với chàm, sáng tạo nên những sản phẩm thủ công ấn tượng, giàu giá trị nhân văn.

Mặc dù bị bệnh, nhưng Hòa luôn nỗ lực vươn lên trong học tập.

Sinh ra đã mắc căn bệnh xương thủy tinh, cơ thể yếu ớt nhưng nghị lực của Nguyễn Thị Thúy Hòa đã khiến thầy cô, bạn bè phải nể phục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục