Người trẻ thúc đẩy du lịch nơi vùng khó Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/4/2024 | 6:55:00 AM

YênBái - Đi du lịch nhưng không gây hại cho thiên nhiên, môi trường ở nơi mình đến, thậm chí còn để lại những tác động tốt cho địa phương; du lịch tại chỗ, tìm kiếm các chuyến du lịch với nhiều giá trị trải nghiệm hơn - đó chính là xu thế du lịch mà nhiều người trẻ đang hướng đến. Nắm bắt được xu hướng mới của giới trẻ cùng tiềm năng, lợi thế sẵn có, những người trẻ ở Mù Cang Chải đang mang tới “làn gió mới”, chắp cánh cho du lịch nơi vùng khó vươn xa…

Nhóm leo núi của Leader Bùi Đình Sơn chinh phục đỉnh núi Tà Xùa, huyện Trạm Tấu.
Nhóm leo núi của Leader Bùi Đình Sơn chinh phục đỉnh núi Tà Xùa, huyện Trạm Tấu.


"Những lúc cảm thấy công việc quá áp lực, căng thẳng, cần nghỉ ngơi, tôi lại lên kế hoạch đi chơi những điểm gần nơi mình sống. Đó có thể một homestay nhỏ yên tĩnh, bình dị, cũng có thể là một chuyến leo núi, chinh phục giới hạn của bản thân hoặc đi cắm trại rời xa thành phố ồn ào… Điều lớn nhất nhận được sau chuyến đi là có nguồn năng lượng mới, khi trở về nhà, tôi sẽ làm việc vui vẻ, hiệu quả hơn” - chị Nguyễn Thị Thùy Dương, thành phố Yên Bái chia sẻ. 

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 lan tỏa mạnh mẽ, những cách thức kinh doanh, khai thác du lịch theo kiểu truyền thống, lối mòn đã không còn phù hợp và mang lại hiệu quả như trước nữa. Một bộ phận giới trẻ ở Mù Cang Chải năng động, đón đầu trào lưu tham gia vào phát triển, quảng bá du lịch mạo hiểm, du lịch trải nghiệm, trekking. 

Những năm gần đây, du lịch Mù Cang Chải có bước chuyển mình rõ rệt, lượng khách, tour du lịch trong và nước ngoài đến khám phá, trải nghiệm tăng lên đáng kể. Điều này tạo nên những cơn "sốt” khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch, nhen nhóm ước mơ lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương của không ít bạn trẻ. 

Anh Bùi Đình Sơn - Leader, người dẫn tour leo núi, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải cho biết: "Thời gian đầu, tôi đơn thuần chỉ là thỏa mãn đam mê leo núi, trekking, trải nghiệm những cảm xúc khác lạ, chinh phục trong những chuyến đi. Nhưng khi đã bước vào công việc hướng dẫn viên, tôi nhận ra cần phải làm du lịch bài bản, chuyên nghiệp hơn, mang đến an toàn cho khách hàng và hướng đến giá trị bền vững, biến đam mê thành kinh doanh thực thụ”. 

"Tôi đã tập trung kết nối với 3 - 4 porter trẻ người đồng bào dân tộc thiểu số đồng hành cùng mình, tạo thêm việc làm cho các bạn. Yên Bái may mắn có tới 3 trong 8 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, đó là Tà Chì Nhù, Tà Xùa, Lùng Cúng - đây cũng chính là những cung dẫn tour leo núi của chúng tôi… Mỗi người đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau như phụ trách hướng dẫn viên, kinh doanh, lưu trú, truyền thông… Lợi thế là sức trẻ, nhóm dẫn tour leo núi mỗi người đều có thể truyền đam mê, chia sẻ với khách về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, về văn hóa bản địa” – anh Sơn kể. 

Được biết, theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, quý I/2024, lượng du khách đến địa phương đạt trên 690.000 lượt, doanh thu ước đạt trên 540 tỷ đồng. Kết quả này là nhờ đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu và chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch; tích cực triển khai các loại hình du lịch mới gắn với thế mạnh của từng địa phương. 

Năm 2023, du lịch Mù Cang Chải cũng đầy khởi sắc với việc tổ chức ra mắt 22/18 sản phẩm du lịch, hỗ trợ du lịch mới như: điểm cắm trại Koong Hill, mô hình tắm lá thuốc xông hơi (xã Cao Phạ), du lịch thác Rồng (xã Dế Xu Phình), tổ hướng dẫn đưa đón khách chinh phục đỉnh Lùng Cúng (xã Nậm Có), mô hình du lịch truyền thống văn hóa cộng đồng của người Mông bản Háng Chua Xay (xã Chế Cu Nha)…

Thực tế cho thấy, chưa khi nào du lịch Yên Bái nói chung và du lịch Mù Cang Chải nói riêng thu hút nhiều người trẻ tham gia vào phát triển, quảng bá dịch vụ như thời điểm hiện tại. Dám đầu tư, nhạy bén với công nghệ thông tin và chuyên nghiệp trong từng khâu phục vụ khách hàng, cách làm của họ không chỉ đơn thuần tạo ra giá trị lợi nhuận, mà còn góp phần phát huy giá trị văn hóa bản địa, gìn giữ môi trường sinh thái, liên kết cùng cộng đồng sinh lợi, quảng bá nét văn hóa đặc trưng của vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến với đông đảo du khách.

Mai Linh

Tags thúc đẩy du lịch vùng khó người trẻ vùng khó trải nghiệm

Các tin khác
Đại diện Nhóm Kết nối trẻ trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa.

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam huyện Lục Yên và Nhóm kết nối trẻ vừa phối hợp với UBND xã Minh Xuân tổ chức trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa ở thôn Nà Khà.

Trần Tuấn Anh bên góc học tập tại nhà.

"Bẻ lái" sang Tin học năm lớp 10, Tuấn Anh trở thành học sinh duy nhất không thuộc trường chuyên được chọn vào đội tuyển Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương.

Đỗ Thị Thu Thảo ở Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

15 năm sau khi giành huy chương bạc Olympic Toán quốc tế (IMO), Đỗ Thị Thu Thảo tốt nghiệp tiến sĩ Toán học ở MIT, chuyển từ nghiên cứu sang làm cho công ty tài chính.

Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương) cũng là thí sinh đầu tiên mang cầu truyền hình chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia về với tỉnh Gia Lai.

Giành 250 điểm ở cuộc thi quý 2 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24, Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai) đã mang cầu truyền hình trận chung kết năm đầu tiên về với tỉnh Gia Lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục