Niềm tự hào của mẹ

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/10/2011 | 9:06:22 AM

Mười sáu năm trước, vào một buổi sáng mùa đông lạnh giá, một đứa bé cất tiếng khóc chào đời. Bà mẹ trẻ đã rất vui mừng. Bà mẹ đâu biết được rằng mười sáu năm sau bà đã phải buồn lòng vì đứa bé đó. Đứa bé gái ấy chính là tôi bây giờ…

Tôi biết rằng trong suốt thời gian qua mẹ tôi phải vất vả nhiều lắm. Mẹ luôn phải bươn chải, lo toan để nuôi dạy tôi, để tôi không thua bạn kém bè. Tôi đã từng là niềm tự hào của mẹ. Chỉ đã từng thôi! Tôi lớn lên, đi học xa nhà, tại một trường cấp ba có tiếng.

Không thể tả được mẹ tôi đã vui thế nào khi biết tin tôi đỗ trường đó. Mẹ đặt hết niềm hy vọng vào tôi. Dù cuộc sống ở nhà có khó khăn, mẹ tôi có phải quần quật làm lụng kiếm tiền thế nào, mẹ vẫn chấp nhận. Vì tôi mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả…

Tôi biết rằng mẹ thương tôi, lo lắng cho tôi nhưng tôi đã làm mẹ thất vọng biết chừng nào. Kết quả học tập ngày càng sa sút, những buổi nghỉ học không giấy phép… tôi đã trở thành một học sinh cá biệt. Hôm họp phụ huynh cho tôi, mẹ đã không dám ngẩng đầu nhìn mọi người.

 Đối với một người mẹ, làm sao không đau khi thấy đứa con mình đứt ruột đẻ ra lại là một đứa hư hỏng. Và tôi đã là một đứa con như thế, một đứa con chỉ đem lại những giọt nước mắt và đau khổ cho mẹ của mình. Mặc dù tôi biết như vậy nhưng tôi vẫn chưa bao giờ dám đối mặt với mẹ.

Tôi vẫn nợ mẹ một lời xin lỗi - lời xin lỗi tận đáy lòng của một đứa con dành cho bậc sinh thành. Có lẽ tôi sẽ không bao giờ nói với mẹ bởi tính hiếu thắng và cố chấp của tôi không cho phép tôi làm thế. Nhưng kết quả học tập của tôi sẽ chứng minh cho mẹ thấy rằng đứa con hư hỏng của mẹ giờ đã hoàn toàn thay đổi. Và chỉ đến lúc đó, tôi mới có can đảm để nói rằng: “Mẹ, con xin lỗi!”. Tôi tự hứa với chính mình rằng tôi sẽ trở lại vị trí trước đây của tôi, trở lại là niềm tự hào của mẹ như ngày nào.

Phạm Diệu Linh - (Lớp 11 Văn, trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành)

Các tin khác

Mỗi lần nhìn chiếc lá lìa cành chu du cùng làn gió heo may tôi lại nhớ đến ông nội của mình. Những kỷ niệm về ông nội ùa về trong tâm trí tôi theo màu vàng của nắng mùa thu.

Nhà ở bản Háng Gàng, xã Lao Chải (Mù Cang Chải), nhóm học sinh này phải đi bộ từ 5 giờ sáng. Cặp lồng cơm là bữa ăn trưa để vào học buổi chiều.

Đã bao giờ bạn dừng lại ở một điểm nào đó trên con đường bạn đang đi và nhìn lại, bạn thấy gì trên quãng đường dài đó? Liệu bạn có thấy những khó khăn thử thách? Có thấy những “hòn đá” cản đường bạn? Và … đã bao giờ bạn “gục ngã”?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục