Cây đa quê hương
- Cập nhật: Thứ năm, 1/12/2011 | 9:33:28 AM
Tôi trở về với gốc đa thân yêu vào một buổi chiều gió lộng. Lá đa xào xạc va vào nhau như mừng rỡ đón tôi trở về. Những cành đa khúc khuỷu vươn ra tỏa bóng mát rượi như bàn tay cô thầy bao năm chở che.
Quê hương Thác Bà trong hội trại. Ảnh mang tính minh họa
|
Vẫn gốc đa ấy mà sao giờ đây tôi cảm thấy thân thương đến lạ. Dưới gốc đa, lũ học trò chúng tôi đã có biết bao kỷ niệm vui buồn, đã có những tiếng cười và có cả những giọt nước mắt ngày chia tay.
Nghĩ đến cây đa người ta nghĩ đến quê hương ruột thịt, còn tôi, nghĩ đến cây đa là nghĩ đến ngôi trường yêu dấu đã gắn bó suốt bao năm trung học. Tôi không rõ người thầy đáng kính nào của tôi đã để cây đa ấy đứng nơi cổng trường bao năm qua nhưng tôi hiểu dụng ý của thầy: thầy muốn chúng tôi - những người con của Trường phổ thông Dân tộc (PTDT) nội trú huyện Văn Chấn sẽ coi ngôi trường này là quê hương của mình, là bến bờ sẵn sàng đón chúng tôi trở về sau những chặng đường dài khám phá tương lai.
Chúng tôi - những người con đã bước ra từ cánh cổng trường sẽ chẳng ai quên được cây đa ấy - cây đa quê hương.
Cầm Thị Luận - (Lớp 10A - Trường PTDT Nội trú - THPT Miền Tây)
Các tin khác
Tuổi thơ, cầm những đồng tiền trên tay, thật đơn giản tôi chỉ nghĩ tiền là vật để tiêu. Lớn lên chút tôi hiểu sâu xa hơn về đồng tiền, biết cân nhắc khi chi tiêu nhưng quan trọng tôi đã biết phân biệt về đồng tiền.
Ai cũng biết rằng trẻ em là lứa tuổi rất dễ bị lạc vì năm tháng sống trên đời còn ít, vì trí chưa khôn, vì chân chưa vững bước… Nhưng khi lớn lên, trải nghiệm ngày một nhiều, con người cũng trưởng thành hơn thì chuyện lạc đường không còn nhiều nữa mà lúc đó con người ta bắt đầu “lạc lối”.
Một buổi chiều, sau khi tan học, tôi ba chân bốn cẳng chạy đến nhà Mây, mang theo một chậu hoa sương rồng vàng rất đẹp mà ba tôi vừa mua cho khi ba đi công tác. Vừa đến nơi, tôi đã sửng sốt khi vườn hoa vẫn còn đó nhưng Mây đâu rồi.