Dân tộc Hoa
- Cập nhật: Thứ hai, 28/11/2005 | 12:00:00 AM
YBĐT - Người Hoa ở Yên Bái có rất ít, chỉ chiếm 0,17% dân số toàn tỉnh và chủ yếu là những người gốc Hán. Hầu hết nói tiếng Quảng Đông, Quảng Tây, thuộc nhóm ngôn ngữ Hán.
Người Hoa di cư vào Yên Bái theo từng đợt khác nhau song hầu hết vào đầu thế kỷ XIX. Quê hương của người Hoa chủ yếu ở các tỉnh Vân
Trang phục người Hoa đơn giản, không thêu hoa lá nhiều trên vải nhưng lại rất thích may từ những mảnh vải có hoa. Trước đây đàn ông người Hoa mặc áo quần giống như người Tày - Nùng Yên Bái, ngày nay theo lối phổ thông. Y phục của phụ nữ còn giữ lại được nét dân tộc với chiếc áo năm thân dài quá mông không có túi, cài khuy tết bằng vải ở nách phải.
Hôn nhân cơ bản duy trì trong nội tộc, nghiêm cấm hôn nhân cùng dòng họ. Người Hoa ở yên Bái thờ cúng tổ tiên và các loại ma nhà, họ chịu ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc của Đạo giáo nhaất là Khổng giáo. Văn hoá nghệ thuật cổ truyền còn được giữ lại khá phong phú. Sơn ca (sàn cố) được các chàng trai, cô gái hát thâu đêm. Những nhạc cụ như đàn, sáo, nhị hồ, thanh la, não bạt, trống được dùng phổ biến. Dịp lễ tết các trò chơi dân gian như đánh cờ, đu quay, múa lân, sư tử và múa rồng là phổ biến.
Các tin khác
YBĐT - Người Khơ Mú ở Yên Bái có rất ít, sinh sống tập trung tại xã Nghĩa Sơn huyện Văn Chấn. Đây cũng là xã duy nhất ở Yên Bái có người Khơ Mú sinh sống. Ngoài tên gọi Khơ Mú, đồng bào còn có tên gọi Xá Cẩu hay người Xá. Người Khơ Mú có tiếng nói riêng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me (thuộc dòng ngôn ngữ Nam á).
YBĐT - Người Giáy ở Yên Bái có rất ít, hiện chỉ có khoảng 2.200 người chiếm 0,3% dân số toàn tỉnh. đồng bào sinh sống tập trung đông nhất tại xã Gia Hội huyện Văn Chấn. Ngoài tên gọi người Giáy còn có tên gọi khác là Nhắng hay Giằng. Người Giáy ở Yên Bái có tiếng nói riêng, thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Theo các nhà nghiên cứu, người Giáy di cư vào Việt Nam khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XIIX và sinh sống tại Gia Hội được gần 200 năm.
Người Sán Chay ở Yên Bái thuộc nhóm Cao Lan, hiện có khoảng 7.000 người sống tập trung tại 8 xã của huỵên Yên Bình và 2 xã của huyện Trấn Yên.
Có khoảng 13.000 người chiếm 1,86% dân số. Đồng bào Nùng sống xen kẽ với các dân tộc Tày, Kinh, Dao, Sán Chay…ở rải rác hầu khắp các huyện trong tỉnh. Nơi đông nhất là huyện Lục Yên và huyện Yên Bình.