''Giáo dục văn hóa bắt nguồn từ tu dưỡng nội tâm''

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/12/2022 | 2:36:33 PM

Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, giáo dục văn hóa bắt nguồn từ tu dưỡng nội tâm, phát triển khả năng quan sát và tư duy phân tích.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.

Trong tham luận gửi đến Hội thảo Văn hóa 2022: Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu quan điểm, giáo dục là lĩnh vực tạo dựng con người nên có tác động sâu sắc, toàn diện đến văn hóa.

"Giáo dục định hướng sự phát triển con người của một dân tộc theo hướng nào thì định hướng văn hóa tương lai của dân tộc theo hướng đó", ông Sơn nói, nhấn mạnh rằng chất lượng, giới hạn của nền giáo dục là chất lượng, giới hạn của văn hóa. Giáo dục làm được tới đâu, văn hóa sẽ phát triển tới đó.

Các thành tố quan trọng nhất của văn hóa giáo dục là nhà giáo, học sinh, trường học, nội dung và phương pháp giảng dạy. Mối quan hệ quan trọng nhất là thầy giáo và học sinh. Môi trường quan trọng nhất là gia đình, nhà trường, xã hội. Giá trị quan trọng nhất là cái đẹp, thực chất, lương thiện, tự do, bình đẳng, bác ái, trí tuệ, tình yêu thương.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, mục tiêu căn bản của giáo dục là phát triển cá nhân, từ đó phát triển xã hội. Văn hóa là sản phẩm của trải nghiệm và trí tuệ con người. Vì vậy, trung tâm của giáo dục phát triển văn hóa là con người, gồm tu dưỡng, bồi đắp tâm hồn bên trong, được coi là nền tảng của bản ngã, từ đó rèn luyện, nâng cao năng lực, hành vi bên ngoài.

Giáo dục văn hóa trước tiên phải bắt nguồn từ tu dưỡng nội tâm. Đây là quá trình phát triển khả năng quan sát, cảm nhận, tư duy phân tích... Quá trình này có vai trò cốt lõi bởi giúp mỗi cá nhân hình thành kết nối với bản thân, thế giới xung quanh. Đây là chìa khóa để mỗi người tiếp cận văn hóa, tinh hoa trí tuệ con người.

Vì vậy, người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng nếu chỉ tập trung truyền thụ các kiến thức văn hóa, trình bày giới hạn đạo đức khi học sinh chưa được chuẩn bị tâm thế sẵn sàng tiếp thu "thì mọi công sức trở nên vô ích".

Ông Sơn nhấn mạnh, năng lực quan sát, cảm nhận đồng thời phải được định hướng bởi khả năng tư duy logic độc lập cũng như óc phân tích nhạy bén. Học sinh cần được hướng dẫn và khuyến khích chủ động suy nghĩ, biết cách nhìn nhận, phân tích và đưa ra ý kiến, quyết định của bản thân.

Cùng với vun đắp tâm hồn, giáo dục văn hóa không thể tách rời trải nghiệm thực tế. Văn hóa được chắt lọc từ đời sống con người. Vậy nên giáo dục văn hóa "chưa bao giờ và không bao giờ chỉ dựa trên sách vở và lý thuyết một chiều". Không thể kỳ vọng một giờ giảng văn tùy bút về ca Huế có thể khơi gợi tình yêu với kiệt tác Nhã nhạc cung đình nếu học sinh chưa được nghe các loại nhạc cụ dân tộc hay được cảm nhận cuộc sống ở cố đô.

"Muốn học sinh có nhân cách được vun bồi, giàu trải nghiệm, bản thân giáo viên phải sở hữu tâm hồn phong phú, giàu cảm xúc và tri thức", Bộ trưởng Giáo dục nói.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy thì cho rằng toàn cầu hóa đang tạo ra nhiều thách thức trong giữ vững giá trị bản sắc dân tộc. Cách mạng công nghệ thông tin bùng nổ, internet len lỏi đến mọi ngóc ngách cuộc sống đã đưa cả thế giới vào tầm tay thế hệ trẻ. Ai cũng có thể thành công dân toàn cầu nhưng thực tế cho thấy, càng có điều kiện hòa mình vào thế giới văn minh nhân loại, tuổi trẻ càng dễ mất phương hướng nếu không có bản lĩnh.

Khoa học công nghệ, chuyển đổi số mạnh mẽ khiến các sản phẩm văn hóa xuyên quốc gia xâm nhập, bên cạnh tích cực cũng có những lệch chuẩn, không phù hợp với Việt Nam, thậm chí độc hại. Bộ phận thanh niên thờ ơ với văn hóa truyền thống, sống thực dụng, đề cao vật chất. Đáng lo ngại, một số thanh niên suy thoái đạo đức nghiêm trọng, coi thường giá trị nhân văn, kỷ cương đạo lý, xa rời giá trị truyền thống, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mỹ tục dân tộc.

Vì vậy, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn đề xuất tạo các thiết chế văn hóa phù hợp với kinh tế thị trường, nhất là trên mạng. Các cơ quan có chính sách đột phá trong phát hiện, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút tài năng trẻ Việt Nam. Khởi nghiệp lĩnh vực văn hóa cần được khuyến khích. Công ty bản địa cần được ưu tiên trên mạng, đầu tư tạo các "kỳ lân văn hóa thuần Việt", để dẫn dắt và tạo vị thế đất nước.

"Văn hóa là hồn cốt dân tộc, tấm hộ chiếu khẳng định gương mặt, hình ảnh, bản lĩnh quốc gia trên đường hội nhập thế giới. Mỗi thanh niên cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với sản phẩm không lành mạnh", ông Huy kỳ vọng.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Chị Đinh Thị Hương tự hào với thành tích học tập của các con.

Với quan niệm "tri thức là sức mạnh", gia đình chị Đinh Thị Hương ở thôn Trung Tâm, xã Yên Bình, huyện Yên Bình luôn tự học, tự rèn luyện, trau dồi kiến thức trở thành một gia đình học tập tiêu biểu trên địa bàn xã, là tấm gương sáng cho nhiều gia đình học tập, noi theo.

Lễ tổng kết lớp học chữ Nôm Dao tại xã Khai Trung, huyện Lục Yên.

Qua 2 năm triển khai, Đề tài khoa học cấp tỉnh "Nghiên cứu biên soạn tài liệu, xây dựng chương trình dạy và học chữ Nôm Dao phù hợp với bản sắc người Dao tỉnh Yên Bái” do Hội Khuyến học tỉnh đề xuất đã góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết, khơi dậy tình yêu văn hóa dân tộc trong cộng đồng người Dao Yên Bái.

Giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Bản Công hướng dẫn học sinh học thực hành môn Tin học.

Sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 22 của Tỉnh ủy về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo giai đoạn 2021 - 2025, với 36 chỉ tiêu chủ yếu của huyện đề ra, đã có 15 chỉ tiêu về nâng cao chất lượng giáo dục đạt 100% kế hoạch, 17 chỉ tiêu đạt từ 50% trở lên.

Đến nay, nhiều địa phương đã quyết định không thu học phí năm học 2022-2023 đối với học sinh phổ thông công lập các cấp nhằm hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa

Bên cạnh 8 tỉnh, thành đã thực hiện miễn học phí cho học sinh năm học 2022-2023 thì mới đây cả nước vừa có thêm 5 địa phương thông báo miễn hoặc giảm học phí cho học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục