Ngành giáo dục tỉnh Yên Bái hướng tới sự thay đổi diện mạo toàn ngành

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/4/2023 | 7:25:55 AM

YênBái - Thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Yên Bái đã tập trung đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT. Toàn ngành tập trung nguồn lực nhằm thực hiện lộ trình chuyển đổi số (CĐS), thúc đẩy việc đổi mới, sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý giáo dục.

Thư viện số của Trường Tiểu học và THCS Đông Cuông, huyện Văn Yên.
Thư viện số của Trường Tiểu học và THCS Đông Cuông, huyện Văn Yên.

Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, giảng dạy, từng bước làm thay đổi phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực, giúp người dạy và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động. 

Điều đáng mừng là cơ sở hạ tầng CNTT tại các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh được tăng cường đầu tư, nâng cấp. 100% trường học trên địa bàn tỉnh có kết nối Internet băng thông rộng và hệ thống Lan, wifi phục vụ công tác quản lý, giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Việc ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính được thực hiện tại tất cả các cơ sở giáo dục. 

100% cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên tiếp tục sử dụng phần mềm quản lý trường học VNEDU, SMAS (tất cả các modul) và hệ thống thông tin quản lý đào tạo và bồi dưỡng giáo viên (TEMIS) tạo môi trường làm việc và tương tác trực tuyến cho cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên và hướng đến là người học. 

Thực hiện kết nối trao đổi liên thông dữ liệu từ phần mềm quản lý trường học với cơ sở dữ liệu (CSDL) ngành, 100% cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên đã triển khai sử dụng phần mềm CSDL ngành, phần mềm do Bộ GD&ĐT triển khai trên phạm vi cả nước; 100% các cơ sở giáo dục phổ thông sử dụng phần mềm quản lý trường học trong quản lý trường học, sử dụng chức năng số điểm điện tử và học bạ điện tử đảm bảo các quy định, qua đó đã xây dựng được CSDL về quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh với thông tin đầy đủ, chính xác được cập nhật thường xuyên. 

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, học tập là nhiệm vụ quan trọng mà toàn ngành GD&ĐT xác định trong lộ trình CĐS. 

Ngay từ đầu năm 2022, Sở GD&ĐT Yên Bái đã chủ động chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh triển khai hình thức dạy học trực tuyến theo quy định, phù hợp với điều kiện, nhu cầu của mỗi nhà trường, góp phần đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm học 2021-2022 trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp. 

Trong thời gian nghỉ học ở trường vì dịch bệnh Covid-19 (chủ yếu đầu học kỳ II năm học 2021-2022) có 33,9% học sinh THCS, 97,08% học sinh THPT tham gia học trực tuyến. Chất lượng dạy học trực tuyến đã được nâng cao, các nhà trường thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ GD&ĐT về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến. 

Nhiều trường đã tổ chức hiệu quả lớp học không biên giới; kết nối dạy học trực tuyến giữa nhà trường với Bảo tàng tỉnh, thư viện tỉnh và các địa điểm văn hóa, du lịch tại các huyện… theo cụm trường để tổ chức dạy học giáo dục địa phương, cho học sinh hoạt động trải nghiệm về lịch sử, địa lý, văn hóa… theo hình thức trực tuyến… 


Các trường học vùng cao đã bắt kịp xu thế, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Trong ảnh: Một giờ học Tiếng Anh của cô và trò Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Lao Chải, huyện Mù Cang Chải. 

Việc triển khai e-learning trong giáo dục và khai thác kho học liệu số trong năm đã được triển khai tích cực và mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu tự học và đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy và học. Toàn tỉnh có 200 trường học có triển khai sử dụng sách giáo khoa điện tử; 90 trường học triển khai xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, đến nay đã xây dựng được 249.666 câu hỏi trắc nghiệm. 

Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn và kế hoạch bài học là nguồn học liệu chủ yếu được phát triển và thẩm định từ sản phẩm các đợt tập huấn chuyên môn do Sở tổ chức cho giáo viên áp dụng tại đơn vị, đặc biệt là học liệu cho các lớp 1, 2, 6 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 

Ứng dụng CNTT trong dạy học đã được triển khai rộng rãi trong toàn ngành, trong năm học vừa qua có 147.093 bài giảng điện tử được giáo viên tạo ra và áp dụng vào giảng dạy; có 87 trường học triển khai xây dựng kho bài giảng e-learning với 3.264 bài giảng e-learning. 

Hiện nay, Sở đang chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng học liệu số, bài giảng điện tử đóng góp vào kho học liệu số của tỉnh. 

Cùng với đó, việc khai thác và sử dụng thư viện điện tử được đẩy mạnh; đã có 12 trường học triển khai thư viện số, 38 trường học triển khai sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo, 71 trường học có triển khai sử dụng hệ thống kiểm tra, đánh giá trực tuyến (789.vn; Lantest, K12 online, Azota…), 37 trường học có triển khai sử dụng phần mềm xếp thời khoá biểu (Schoolnet; SmartScheduler; TKB…). 

CNTT được ứng dụng rộng rãi trong tổ chức hội nghị, hội thảo. Toàn ngành đã tổ chức được 621 cuộc họp, hội nghị, hội thảo, dự giờ và tổ chức sinh hoạt chuyên môn được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Trong năm 2022, các cuộc họp, hội nghị, lớp tập huấn được thực hiện trực tuyến giữa Bộ GD&ĐT với Sở GD&ĐT đạt 90%; giữa Sở GD&ĐT Yên Bái với các cơ sở giáo dục là 55%; đặc biệt các khoá tập huấn, bồi dưỡng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện chủ yếu qua hệ thống LMS.

Để chuẩn bị điều kiện triển khai chuyển đổi số, Sở GD&ĐT tỉnh đã chỉ đạo thành lập câu lạc bộ CĐS ở 100% đơn vị trực thuộc Sở; thành lập câu lạc bộ CĐS Sở GD&ĐT với 70 thành viên; đầu tư phòng máy tính phục vụ dạy và học tin học trong các trường học, đặc biệt đối với cấp tiểu học; tổ chức 1 lớp tập huấn về CĐS cho 71 học viên là cán bộ quản lý và giáo viên tin học cốt cán của 30 đơn vị trực thuộc Sở. 

Cùng với đó, chỉ đạo các cơ sở giáo dục chủ động thực hiện các lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT, kiến thức CĐS, an toàn thông tin cho đội ngũ. Sở GD&ĐT đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông lựa chọn thí điểm CĐS Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành và Trường THCS Quang Trung (thành phố Yên Bái) với 10 chỉ tiêu CĐS, 13 nhiệm vụ và giải pháp, 8 điều kiện cần, 12 nền tảng, ứng dụng dùng chung. 

Đến hết thời gian thí điểm, các nhà trường đã hoàn thành 100% chỉ tiêu đề ra, 100% nhiệm vụ, giải pháp và triển khai tại 12/12 nền tảng, ứng dụng dùng phục vụ CĐS, đạt 100% so với kế hoạch. Sau khi hoàn thành thí điểm, Sở GD&ĐT tiếp tục phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 173/KH-UBND, ngày 9/8/2022 triển khai CĐS trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022, nhân rộng tới 120 trường trên địa bàn tỉnh. 

Hiện có 4 trường hoàn thành 100% chỉ tiêu, 4 trường đạt 9 chỉ tiêu, 23 trường đạt 8 chỉ tiêu, 74 trường đạt từ 5 - 7 chỉ tiêu, 12 trường đạt từ 3 - 4 chỉ tiêu về CĐS. Trong số 10 chỉ tiêu được giao có 1 chỉ tiêu có 100% trường đạt; 3 chỉ tiêu có số trường đạt từ 90% trở lên, 3 chỉ tiêu có số trường đạt từ 70 - 90%.

Trong thời gian tới, ngành GD&ĐT tỉnh tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình CĐS ở 138 cơ sở giáo dục; triển khai từng bước các chỉ tiêu đối với các đơn vị còn lại; tiếp tục triển khai và khai thác hệ thống sổ điểm, học bạ đối với giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên đồng bộ trên toàn tỉnh với phần mềm quản lý nhà trường; triển khai chữ ký số cho giáo viên trong xác thực điện tử trên phần mềm quản lý trường học, đặc biệt triển khai tốt việc khai thác, sử dụng kho học liệu số, học liệu mở và tổ chức nghiên cứu áp dụng các hệ thống, nền tảng học trực tuyến và triển khai ở những nhà trường có đủ điều kiện. 

Tiếp tục triển khai mô hình giáo dục STEM/STEAM, đưa nội dung phổ cập kỹ năng số và an toàn, an ninh mạng, các nền tảng mở, phần mềm nguồn mở vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học để hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số. 

Chủ động phối hợp triển khai Đề án 06; đẩy mạnh triển khai giải quyết các thủ tục hành chính trên dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; đầu tư hạ tầng thiết bị CNTT phục vụ dạy và học trong các cơ sở giáo dục còn thiếu. Phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp về CNTT như Microsoft, Viettel, VNPT để triển khai các ứng dụng, hệ sinh thái phần mềm phục vụ các hoạt động quản lý trường học và dạy học. 

Cùng với đó, tiếp tục phối hợp xây dựng, triển khai hệ sinh thái phần mềm về giáo dục thuộc Đề án Đô thị thông minh tỉnh Yên Bái; hình thành kho học liệu số, học liệu mở chia sẻ dùng chung trong toàn ngành, đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đưa vào sử dụng thư viện điện tử ở các cơ sở giáo dục phổ thông; tổ chức thực hiện tuyển dụng giáo viên tin học còn thiếu để triển khai dạy học môn Tin học ở cấp THCS và tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018…

Thanh Vy

Tags Yên Bái chất lượng giáo dục học sinh giỏi chuyển đổi số cơ sở giáo dục phổ thông

Các tin khác

Đó là em Phạm Nhật Quang, lớp 12 chuyên Toán - Tin và em Mai Trung Kiên, lớp 12 chuyên Lý Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái với số điểm tuyệt đối tại Cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng thế giới Vòng loại cấp quốc gia MOSWC - VIETTEL 2023.

Đoàn công tác Đại học Thái Nguyên khảo sát thực tế tiềm năng nuôi cá trên hồ Thác Bà.

Với những kết quả đã đạt được, Chương trình phối hợp giữa Đại học Thái Nguyên và huyện Yên Bình sẽ là tiền đề quan trọng để huyện phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh để phát triển toàn diện.

Đội Garyy Lee cũng là đội đoạt giải nhất vòng chung kết Việt Nam cuộc thi

Hai đội học sinh Việt Nam đã xuất sắc giành giải cao nhất tại vòng chung kết quốc tế cuộc thi "Thử thách nhà bảo vệ môi trường trẻ".

Ảnh minh họa

Ngày 30/3/2023, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch tuyển sinh năm học 2023-2024. Về tuyển sinh vào lớp 10 THPT, Kế hoạch nêu rõ:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục