Sáng nay (5/9), hàng triệu học sinh cả nước hân hoan khai giảng năm học mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/9/2023 | 7:36:32 AM

Sáng nay (5/9), hàng triệu học sinh trên cả nước hân hoan dự lễ khai giảng năm học mới 2023-2024.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm học 2023 - 2024, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục, đặc biệt là việc triển khai Chương trình GDPT 2018. Hiện nay chương trình GDPT đã được triển khai đồng bộ trên khắp cả nước, ở tất cả cấp học và đã đi được hơn nửa chặng đường.

Năm học 2022 - 2023, Chương trình GDPT 2018 tiếp tục được triển khai đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7 và lớp 10. 

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, tiếp tục lộ trình này, năm học 2023 - 2024, khối lượng công việc ngành cần thực hiện sẽ rất lớn, bao gồm: Vừa rút kinh nghiệm và tiếp tục thực hiện Chương trình GDPT 2018 với các lớp đã triển khai; triển khai mới với lớp 4, lớp 8, lớp 11 và chuẩn bị điều kiện cho 3 lớp cuối cấp.

Đặc biệt, việc chuẩn bị SGK cho lớp cuối cấp với yêu cầu, đòi hỏi lượng công việc nhiều hơn nữa. Phạm vi đổi mới rộng, lượng công việc nhiều, tầm quan trọng lớn, năm học 2023 - 2024 đòi hỏi sự quan tâm, tập trung cao độ để hoàn thành công việc, tạo đà hoàn thành lộ trình đổi mới GDPT.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, không chỉ triển khai chương trình mới trên diện rộng, bao phủ 3 cấp học, năm học này, hoạt động đổi mới cần đi vào chiều sâu, ở từng nội dung giáo dục, từng môn học, hoạt động. Kèm theo đó là đòi hỏi chuẩn bị nhiều hơn các điều kiện dạy học, giáo viên cần được hỗ trợ hơn nữa về phương pháp, kỹ năng… để bảo đảm có thể đổi mới theo chiều sâu và tăng cường chất lượng đổi mới.

Ngoài ra, năm học 2023 - 2024 là năm triển khai nhiều nhiệm vụ nhằm hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về giáo dục. Ngành Giáo dục tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; trong đó lưu ý các vấn đề thực tiễn phát sinh cần điều chỉnh để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tạo cơ chế, chính sách thuận lợi cho phát triển giáo dục và đào tạo.

Về nội dung này, có thể nói đến những công việc quan trọng như tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT - nhìn nhận lại chặng đường 10 năm đổi mới, đánh giá thực trạng, kết quả đạt được, từ đó đề xuất các định hướng chỉ đạo lớn tầm Trung ương cho chặng đường đổi mới tiếp theo.

Đồng thời, Bộ GD-ĐT chuẩn bị xây dựng Luật Nhà giáo để trình Quốc hội vào năm 2024; rà soát để sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục Đại học và những văn bản dưới luật có liên quan…

"Năm học 2023 - 2024 cũng quan trọng với giáo dục mầm non khi triển khai thí điểm Chương trình giáo dục mầm non mới. 

12 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024

1. Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục.

2. Thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

3. Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp.

4. Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục. 5. Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, giáo dục quốc phòng an ninh.

6. Tăng cường công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao, y tế trường học; bảo đảm an toàn trường học, chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.

7. Quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực.

8. Hội nhập quốc tế trong giáo dục.

9. Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành.

10. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

11. Tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua trong toàn ngành.

12. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục.

***** N ăm học này, tỉnh Yên Bái có 442 trường mầm non và giáo dục phổ thông với quy mô 7.104 nhóm lớp, 230.462 học sinh; trong đó có 178 trường mầm non, 164 trường công lập và 14 trường ngoài công lập. 

Giáo dục mầm non có tổng số 2.024 nhóm, lớp (428 nhóm trẻ và 1.596 lớp mẫu giáo), 55.529 trẻ. 100% trẻ được học 2 buổi/ngày và được tổ chức ăn trưa.

Giáo dục tiểu học có 57 trường, 2.822 lớp, 86.251 học sinh. Giáo dục trung học cơ sở 180 trường, 1.737 lớp, 65.713 học sinh. Giáo dục trung học phổ thông 27 trường, 521 lớp, 22.969 học sinh.

Giáo dục thường xuyên (GDTX) có 9 trung tâm, gồm: 1 Trung tâm GDTX tỉnh, 6 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - GDTX cấp huyện, 2 trường trung cấp có dạy GDTX. Tổng số có 129 lớp, 4 lớp xóa mù chữ, 125 lớp GDTX cấp THPT với 5.609 học viên, gồm 105 học viên các lớp xóa mù chữ, 5.504 học viên lớp GDTX cấp THPT. 

Chuẩn bị năm học mới 2023 - 2024, tỉnh tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 năm đầu đối với các lớp  4, 8, 11.  

Các nhà trường đã ưu tiên bố trí giáo viên các lớp thực hiện Chương trình GDPT 2018 đảm bảo cơ bản theo định mức, đạt chuẩn về trình độ, năng lực. Sở Giáo dục -Đào tạo triển khai các mô hình dạy học trực tuyến để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên tiếng Anh; tham mưu với UBND tỉnh thực hiện phương án biệt phái giáo viên đối với hai huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu. 

Các trường cơ bản đã bố trí phòng học đảm bảo đủ cho các lớp; ưu tiên bố trí phòng học cho 100% lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 được học 2 buổi/ngày. 

Năm học 2023-2024 là năm học thứ 4 triển khai Chương trình GDPT 2018; về cơ bản, Yên Bái đã thực hiện tốt công tác chuẩn bị về đội ngũ, cơ sở vật chất, sách, thiết bị để thực hiện chương trình.

Để đảm bảo nguồn giáo viên môn tiếng Anh cho các địa phương vùng cao, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu với UBND tỉnh mở lớp đại học ngành sư phạm tiếng Anh hệ vừa học vừa làm do Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên đào tạo với số lượng 34 học viên; năm học 2023-2024 tiếp tục tuyển sinh bổ sung. Học viên được tuyển là học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông từ các trường dân tộc nội trú, trường thuộc địa bàn vùng cao trên địa bàn tỉnh.

V.T - VOV

Các tin khác
Học sinh Trường THPT Trần Nhật Duật, huyện Yên Bình thực hiện Dự án “Thiết bị lọc nước đơn giản”.

Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) đang từng bước trở thành một phong trào không thể thiếu trong các cơ sở giáo dục. Đây vừa là thử thách vừa là cơ hội để phát triển chuyên môn giảng dạy của giáo viên cũng như giúp học sinh kích thích khả năng tư duy sáng tạo, tăng thêm hứng thú trong học tập tại Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái .

Trường THCS Quang Trung, thành phố Yên Bái chuẩn bị cho Lễ khai giảng năm học 2023 - 2024.

Cùng với cả nước, sáng nay - 5/9, trên 230.000 học sinh Yên Bái đã chính thức bước vào năm học mới 2023 - 2024.

Quỹ Tâm hồn đẹp quận Long Biên, Hà Nội bàn giao điểm trường mầm non Suối Giao cho cô và trò nhà trường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trạm Tấu vừa phối hợp với Quỹ Tâm hồn đẹp quận Long Biên, Hà Nội tổ chức Lễ khai giảng năm học mới và khánh thành, bàn giao điểm trường Suối Giao, Trường Mầm non Hoa Hồng, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu cho cô trò nhà trường.

Nữ sinh nghèo, học giỏi được đặc cách vào ngành công an.

Bộ Công an đặc cách tuyển nữ sinh Nguyễn Khánh Linh (Hà Tĩnh) đạt giải nhất quốc gia môn địa lý vào Học viện Chính trị Công an nhân dân sau đề xuất của Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục