Trao giải cuộc thi viết "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường"

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/11/2024 | 4:43:43 PM

Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” được tổ chức nhằm ghi nhận, tôn vinh những thầy giáo, cô giáo có việc làm, thành tích tốt đẹp, đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới giáo dục.

Ban tổ chức trao giải cho các tác phẩm đạt giải Nhất.
Ban tổ chức trao giải cho các tác phẩm đạt giải Nhất.

Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024.

Cuộc thi được tổ chức nhằm ghi nhận, tôn vinh những thầy giáo, cô giáo có việc làm, thành tích tốt đẹp, đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới giáo dục. Đồng thời, ghi nhận và tôn vinh những cơ sở giáo dục có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy và học; lan tỏa những tình cảm tốt đẹp của học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh đối với thầy cô, mái trường.

Ban tổ chức cho biết, năm 2024, cuộc thi được phát động và nhận bài dự thi từ tháng 9/2024. Sau 2 tháng phát động, cuộc thi đã đón nhận hơn 85 nghìn bài dự thi với sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước.

Nhiều cơ sở giáo dục có sự tham gia đông đủ của giáo viên và học sinh trong toàn ngành, điển hình như: Bắc Giang, Quảng Trị, Hà Nội, Lào Cai, Thái Bình, Hưng Yên, Thanh Hóa, Sơn La..

Năm nay, chất lượng các bài dự thi có sự thay đổi rõ rệt. Nhiều bài viết rất tâm huyết, để lại cảm xúc sâu sắc. Có nhiều câu chuyện đẹp, xúc động về tình cảm yêu thương, trách nhiệm, sự kiên trì, tận tâm, thấu hiểu, ứng xử sư phạm khéo léo của người thầy với học trò...

Phát biểu tại lễ trao giải, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Phó Trưởng ban Giám khảo Chung khảo cuộc thi Đặng Hoàng Anh cho biết: Cuộc thi đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh ngày một bền chặt hơn; củng cố mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chung tay giáo dục các thế hệ tương lai. "Đây cũng là cách để gìn giữ, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc ta”, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Phó Trưởng ban Giám khảo Chung khảo cuộc thi chia sẻ.

Tại lễ trao giải, Ban tổ chức đã trao 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 6 giải Ba, 10 giải Khuyến khích, 4 giải thưởng phụ cho 2 nhân vật tiêu biểu và 2 tập thể có nhiều tác phẩm dự thi, đạt chất lượng tốt.

Theo đó, 2 giải Nhất được trao cho tác phẩm "Phím đàn trầm” của tác giả Võ Thị Bê, giáo viên Trường trung học phổ thông Vĩnh Định (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) và tác phẩm "Trầm tích phù sa” của tác giả Nguyễn Bình An, Giáo viên Trường trung học phổ thông Châu Phong (xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang).

(Theo NDO)

Các tin khác
Dự kiến đến cuối năm 2024, huyện Văn Chấn sẽ có thêm 4 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia

Đến nay, toàn huyện Văn Chấn có 42/61 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, đạt 68,8%.

Thí sinh thi đánh giá năng lực tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2024.

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Sau hơn 2 tháng kể từ khi cơn bão số 3 đi qua, song các thầy, cô giáo ở Trường Tiểu học và THCS xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên (Yên Bái) chưa có một ngày nghỉ trọn vẹn. Sau dọn lũ đón học sinh giờ các thầy cô đang miệt mài trên lớp với những giờ giảng, đảm bảo cho các em không bị tụt lùi kiến thức.

Cô giáo Trương Thị Thơm chăm sóc học trò Trường Mầm non Hồng Ngọc, xã Tà Xi Láng.

5h30 phút sáng, "rẽ” màn sương sớm vùng cao, cô giáo Trương Thị Thơm, giáo viên Trường Mầm non Hồng Ngọc, xã Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu bắt đầu hành trình vượt chặng đường gần 20km đèo dốc từ nhà đến với học sinh thân yêu của mình. Và đến nay đã hơn 10 năm...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục