Sau sáp nhập, mỗi tỉnh 3 - 4 trường THPT chuyên có đúng quy định?

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/5/2025 | 7:50:00 AM

Trên các diễn đàn, nhiều người thắc mắc sau khi các tỉnh thành sáp nhập, việc một tỉnh mới có 3 - 4 trường THPT chuyên, liệu có được phép và đúng quy định?

Hiện nay, mỗi tỉnh đang có ít nhất một trường THPT chuyên. (Ảnh minh hoạ)
Hiện nay, mỗi tỉnh đang có ít nhất một trường THPT chuyên. (Ảnh minh hoạ)

Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 05/2023 quy định hệ thống trường THPT chuyên, bao gồm trường chuyên thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là trường THPT chuyên thuộc tỉnh) và trường THPT chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất một trường THPT chuyên.

Cùng với đó, sau khi thực hiện mô hình chính quyền hai cấp, Sở GD&ĐT sẽ tổ chức quản lý cơ sở giáo dục thường xuyên (trừ trung tâm học tập cộng đồng giao về cho cấp xã quản lý); cơ sở giáo dục nghề nghiệp; THPT và các cơ sở giáo dục khác.

Căn cứ nội dung nêu trên chúng ta có thể thấy Bộ GD&ĐT không đặt ra giới hạn với số lượng trường THPT chuyên mà mỗi tỉnh, thành phố sẽ có. Tuy nhên, mỗi tỉnh, thành phố phải có ít nhất một trường THPT chuyên.

Đồng thời, sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, trường THPT vẫn thuộc quyền quản lý của Sở GD&ĐT như trước đây. Trong khi đó, các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non công lập dự kiến chuyển giao cho chính quyền địa phương cấp xã quản lý.

Với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc UBND cấp huyện hiện nay dự kiến chuyển về Sở GD&ĐT quản lý, tổ chức lại để thực hiện cung ứng dịch vụ theo địa bàn khu vực (liên xã, phường).

Lớp học trong trường THPT chuyên không quá 35 học sinh

Tại Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 05/2023 có quy định lớp học trong trường chuyên như sau:

Lớp học trong trường chuyên được tổ chức theo môn học trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bao gồm: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Toán, Tin học, Vật lí, Hóa học, Sinh học (sau đây gọi chung là lớp chuyên).

Không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên.

Mỗi lớp chuyên có không quá 35 học sinh.

Trên cơ sở các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và đề nghị của hiệu trưởng trường chuyên, cơ quan quản lý trường chuyên quyết định số môn học được tổ chức lớp chuyên (sau đây gọi là môn chuyên) và số lớp chuyên đối với từng môn chuyên.

Như vậy, lớp học trong trường chuyên được tổ chức theo môn học, mỗi lớp chuyên trong trường THPT chuyên có tối đa không quá 35 học sinh.

Đồng thời, để bảo đảm chất lượng giáo dục, trường THPT chuyên được bố trí cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ định mức biên chế, đạt tiêu chuẩn quy định và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại theo quy định của pháp luật.

Các trường chuyên cũng được mời giáo viên, giảng viên, chuyên gia trong nước và chuyên gia nước ngoài thỉnh giảng, bồi dưỡng chuyên môn, hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh theo quy định.

Ngoài ra, nhà trường bố trí kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho các hoạt động giáo dục. Trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học được tạo điều kiện sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm, thực hành và giảng viên của cơ sở giáo dục đại học thực hiện giảng dạy, bồi dưỡng học sinh.

(Theo VTC News)

Các tin khác
Học sinh của Trường Tiểu học Chấn Thịnh được UBND huyện tuyên dương, khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong năm học 2024- 2025

Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trình độ không đồng đều giữa các học sinh song với nhiều giải pháp phù hợp sát với thực tế, Trường Tiểu học Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn đã có bước chuyển mạnh mẽ về chất lượng dạy học, đặc biệt số lượng học sinh đạt giải ở các cuộc thi cấp quốc gia, cấp tỉnh tăng đứng tốp đầu trong toàn huyện; nhiều giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

Từ trái qua phải: Trần Hoàng Nam, Nguyễn Ngô Đức, thầy Nguyễn Hùng Huy (trưởng đoàn), Trần Trung Kiên, Đinh Trọng An.

Cả 4 học sinh thi Olympic Hóa học quốc tế Mandeleev (IMChO) đều giành huy chương, gồm hai vàng, hai bạc.

Câu lạc bộ Ngữ văn Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành tái hiện trích đoạn tác phẩm văn học “Chiếc lược ngà” bằng hình thức kịch trên sân khấu.

Văn học nghệ thuật là một phần không thể thiếu trong quá trình giáo dục và phát triển nhân cách của học sinh. Không đơn thuần là những tác phẩm văn chương, văn học nghệ thuật là công cụ mạnh mẽ giúp hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực và nhân cách của thế hệ trẻ.

Những năm gần đây, ngành Giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Yên Bái đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý và giảng dạy. Đến nay, toàn tỉnh có trên 98,4% giáo viên có ứng dụng chuyển đổi số trong giảng dạy và 410 trường đã triển khai sử dụng phần mềm quản lý trường học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục