RMIT giúp Gen Z đưa game Việt ra thế giới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/5/2025 | 8:20:58 AM

Ngành Thiết kế Game tại RMIT trang bị cho sinh viên chuyên môn lập trình, đồ họa, đồng thời, chú trọng phát triển tư duy thiết kế để đáp ứng tiêu chí của thị trường toàn cầu.

RMIT tổ chức tọa đàm về ngành Thiết kế Game nhằm giúp phụ huynh, học sinh hiểu hơn về lĩnh vực này.
RMIT tổ chức tọa đàm về ngành Thiết kế Game nhằm giúp phụ huynh, học sinh hiểu hơn về lĩnh vực này.

Đại diện RMIT Việt Nam chia sẻ, Việt Nam có tiềm năng để ghi dấu trên bản đồ game thế giới với những tựa game bom tấn. Hiện, Việt Nam đứng thứ hai khu vực châu Á - Thái Bình Dương về doanh thu game và ứng dụng, xếp thứ 4 về số lượt tải của Google, đồng thời, là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng game di động nhanh nhất thế giới với mức 7,4% mỗi năm từ 2022 đến 2025.

Bên cạnh đó, theo dự báo, doanh thu ngành game tại Việt Nam sẽ đạt 1,66 tỷ USD vào năm 2025, tăng trung bình 9,77% mỗi năm, và có thể vượt ngưỡng 2,42 tỷ USD vào năm 2029.

"Đây là cơ hội vàng để ngành game Việt Nam bùng nổ. Hãy thử tưởng tượng 5 năm sau, chúng ta có những tựa game lấy cảm hứng từ các cột mốc lịch sử hay truyền thống văn hóa như bối cảnh địa đạo Củ Chi, án Lệ Chi Viên...", vị đại diện nói thêm.

Để góp phần thực hiện mục tiêu này, RMIT Việt Nam xây dựng chương trình đào tạo với nhiều lợi thế, tạo bệ phóng cho người trẻ Việt giúp ngành game vươn mình.

Hiện, hàng loạt hội thảo, tọa đàm kết nối nhà sản xuất, phát hành game trong và ngoài nước liên tục, nổi bật nhất là sự kiện Vietnam Game Verse hàng năm; giải thi đấu thể thao điện tử quốc tế; các hoạt động hỗ trợ, ươm mầm tài năng cho startup, sinh viên... liên tục được tổ chức. Tuy nhiên, thị trường game Việt hiện vẫn chủ yếu gia công và phát hành lại game nước ngoài.

Tiến sĩ Renusha Athugala - Chủ nhiệm bộ môn Thiết kế game tại RMIT Việt Nam nhận định, bên cạnh dự án gia công cho các công ty quốc tế, ngành game trong nước cần tập trung phát triển nội dung gốc mang dấu ấn đặc trưng dân tộc.

"Việt Nam có nhiều câu chuyện văn hóa và lịch sử chưa được kể. Nếu chúng ta phát triển kỹ năng kể chuyện trong thiết kế game, Việt Nam có thể tạo ra tác động đáng kể trên thị trường quốc tế", ông khẳng định.

Theo đó, chương trình Thiết kế Game tại RMIT dựa trên mô hình đào tạo tiên tiến từ RMIT Melbourne, chuẩn bị cho xu hướng công nghệ liên tục thay đổi trong ngành game. Bên cạnh kỹ năng lập trình và đồ họa 3D, chương trình tập trung vào phát triển tư duy thiết kế, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm, những yếu tố quan trọng cho sự nghiệp game bền vững.

Sinh viên ngành Thiết kế Game RMIT thăm quan, tiếp xúc với doanh nghiệp thực tế. Ảnh: RMIT
Sinh viên ngành Thiết kế Game RMIT thăm quan, tiếp xúc với doanh nghiệp thực tế. 

Theo Tiến sĩ Renusha Athugala, sinh viên RMIT được đào tạo về tư duy sáng tạo, trải nghiệm người dùng và kỹ năng kể chuyện, tất cả đều thiết yếu cho việc định hình nội dung game hấp dẫn. Từ năm nhất, sinh viên tham gia dự án thực tế, trải nghiệm nhiều loại game và có cơ hội tiếp xúc với chuyên gia trong ngành, từ đó, hình thành sự sáng tạo, hiện thực hóa dự án cá nhân.

Thông qua phương pháp học tập WIL (Học tập kết hợp thực tiễn), các bạn học trên lý thuyết song song với làm việc trực tiếp cùng doanh nghiệp game, xây dựng hồ sơ năng lực chất lượng trước khi bước vào thị trường lao động. Những thành tựu như board game "Cleaning Frenzy" hay game Việt hóa với bối cảnh thời Hùng Vương minh chứng cho khả năng sáng tạo của Gen Z.

Nguyễn Nhật Minh, sinh viên ngành Thiết kế Game, cùng các bạn đã giải Nhì trong cuộc thi làm game trong 48h là RMIT Game Jam 2024. Nam sinh chia sẻ bản thân rất thích môi trường học tập tại đây khi có nhiều cơ hội hợp tác và làm việc với các bạn cùng ngành, tham gia nhiều sự kiện ở RMIT.

"Chúng em còn được đi tham quan trực tiếp doanh nghiệp làm về game để tăng kỹ năng chuyên môn và mở rộng mối quan hệ, giúp ích cho quá trình phát triển sự nghiệp sau này", Minh nói thêm.

Sinh viên ngành Thiết kế Game RMIT trao đổi cùng chuyên gia. Ảnh: RMIT
Sinh viên ngành Thiết kế Game RMIT trao đổi cùng chuyên gia. 

Tư duy và sự lựa chọn của Gen Z sẽ định hình sự sáng tạo, đổi mới và bền vững cho ngành game Việt Nam trong tương lai. Khi được trang bị đầy đủ kỹ năng, chuyên môn và tư duy, các bạn có thể nắm bắt cơ hội vươn mình ra thị trường quốc tế khi tiêu chí của các bảng xếp hạng danh giá thế giới như The Game Awards đều đánh giá game dựa trên tính đột phá sáng tạo trong hướng tiếp cận, tác động tích cực, cốt truyện hay...

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và Kỳ thi tuyển sinh trung học năm học 2025-2026 huyện Trạm Tấu.

Đó là ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo UBND huyện Trạm Tấu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và Kỳ thi tuyển sinh trung học năm học 2025-2026

Nhờ hệ sinh thái Viện - Trường - Doanh nghiệp, sinh viên CMC được tiếp cận với các công nghệ mới nhất

Chương trình đào tạo AI (trí tuệ nhân tạo) tại trường Đại học CMC không chỉ mang đến cho sinh viên nền tảng lý thuyết vững chắc mà còn có cơ hội tiếp cận các dự án thực tế của doanh nghiệp nhờ vào hệ sinh thái Viện - Trường - Doanh nghiệp.

Hiện nay, mỗi tỉnh đang có ít nhất một trường THPT chuyên. (Ảnh minh hoạ)

Trên các diễn đàn, nhiều người thắc mắc sau khi các tỉnh thành sáp nhập, việc một tỉnh mới có 3 - 4 trường THPT chuyên, liệu có được phép và đúng quy định?

Học sinh của Trường Tiểu học Chấn Thịnh được UBND huyện tuyên dương, khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong năm học 2024- 2025

Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trình độ không đồng đều giữa các học sinh song với nhiều giải pháp phù hợp sát với thực tế, Trường Tiểu học Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn đã có bước chuyển mạnh mẽ về chất lượng dạy học, đặc biệt số lượng học sinh đạt giải ở các cuộc thi cấp quốc gia, cấp tỉnh tăng đứng tốp đầu trong toàn huyện; nhiều giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục