Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/6/2011 | 9:42:22 AM

YBĐT - “Yên Bái sẽ tập trung nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động trong các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh”. Đây là khẳng định của ông Hà Hùng Thịnh - Phó ban Quản lý các KCN Yên Bái trong cuộc trao đổi với phóng viên YBĐT.

Đoàn cán bộ cấp cao tỉnh hà Giang thăm Công ty cổ phần Nhựa và Khoáng sản An Phát tại Khu công nghiệp phía nam của tỉnh.
Đoàn cán bộ cấp cao tỉnh hà Giang thăm Công ty cổ phần Nhựa và Khoáng sản An Phát tại Khu công nghiệp phía nam của tỉnh.

PV: Xin ông cho biết về tình hình sử dụng lao động tại các KCN của tỉnh? Các đơn vị sử dụng lao động đánh giá như thế nào về chất lượng lao động của Yên Bái?

Ông Hà Hùng Thịnh: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 5 KCN với tổng diện tích quy hoạch là 925 ha. Trong đó: KCN phía Nam 400 ha, KCN Minh Quân 112 ha, KCN Âu Lâu 120 ha, KCN Bắc Văn Yên 72 ha và KCN Mông Sơn 90 ha.

Đến hết tháng 5 năm 2011 các KCN trên địa bàn tỉnh có 24 dự án đăng ký đầu tư, tổng số vốn 5.034 tỷ đồng. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tại các KCN 5 tháng đầu năm 2011 đạt 421,66 tỷ đồng. Các dự án trong các KCN đi vào sản suất đã thu hút một lực lượng lao động đáng kể vào làm việc.

Tính đến nay, số lao động làm việc tại các KCN là 1.761 người, trong đó, nữ 415 người, chiếm 23,56%, nam 1.346 người, chiếm 76,44%. Nhìn chung các đơn vị, doanh nghiệp trong các KCN thực hiện tương đối nghiêm túc pháp luật lao động, các chế độ, quyền lợi của người lao động được đảm bảo, số lao động đã ký hợp đồng lao động và tham gia đóng BHXH, BHTN là 1.491 người, chiếm 84,67 % tổng số lao động đang sử dụng, số còn lại chủ yếu là lao động hợp đồng thời vụ ngắn hạn.

Về chất lượng lao động, số lao động đã qua đào tạo 1.434 người, chiếm 81,4 % song chủ yếu là đào tạo ngắn hạn. Chất lượng lao động chưa cao do chủ yếu người lao động xuất thân từ khu vực nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu của của các nhà đầu tư.

- Theo ông, những lao động địa phương đang làm việc tại các công ty, nhà máy trong các KCN của tỉnh có thuận lợi và khó khăn gì?

Theo tôi, các KCN trên địa bàn tỉnh Yên Bái được thành lập và đi vào hoạt động thu hút lao động vào làm việc góp phần giảm sức ép về việc làm cho người dân địa phương, người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm trong các nhà máy ngay tại địa phương, giúp họ giảm các chi phí như: chi phí đi lại, chi phí chỗ ở và các chi phí cho sinh hoạt khác, người lao động được ở gần nhà nên có thêm điều kiện giúp đỡ gia đình.

Bên cạnh đó, các đơn vị, doanh nghiệp trong các KCN có sử dụng lao động là người địa phương đã thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về lao động, luôn quan tâm đến quyền lợi của người lao động như: ổn định việc làm, thực hiện các chính sách về tiền lương, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, các chế độ BHXH, BHYT, BHTN… vì vậy, người lao động luôn yên tâm làm việc mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Cùng với những thuận lợi là không ít những khó khăn do phần lớn lao động xuất thân từ khu vực nông nghiệp - nông thôn, thiếu kiến thức pháp luật về lao động. Người lao động chưa được đào tạo qua các trường lớp một cách bài bản, chưa quen với tác phong làm việc công nghiệp. Một vài doanh nghiệp trong KCN gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh như: thiếu vốn sản xuất, thiếu nguyên liệu dẫn đến thiếu việc làm, thu nhập của người lao động không đảm bảo, thậm chí có doanh nghiệp phải ngừng sản xuất, đời sống công nhân lao động gặp nhiều khó khăn.

- Yên Bái sẽ có những giải pháp gì để nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các công ty, nhà máy trong các KCN?

Hiện nay, các KCN của Yên Bái đang được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đầu tư xây dựng các dự án sản xuất, kinh doanh. Theo kế hoạch, đến năm 2015 các KCN của tỉnh sẽ được mở rộng và tăng quy mô lên trên 1.500 ha, dự kiến nhu cầu sử dụng lao động của các đơn  vị, doanh nghiệp trong các KCN là 17.300 người.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động (cả về số lượng và chất lượng) của các nhà tuyển dụng lao động vào làm việc tại các nhà máy trong các KCN của tỉnh, Yên Bái tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện tốt Đề án Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu các nhà đầu tư vào các KCN tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020.

Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương và người lao động về việc thực hiện Đề án Phát triển nguồn nhân lực địa phương, đặc biệt quan tâm dến đối tượng lao động trẻ ở nông thôn có nhu cầu vào làm việc tại các nhà máy trong KCN.

Hoàn thiện hệ thống chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, khuyến khích người lao động tích cực tham gia các khóa đào tạo nghề nhằm nâng cao trình độ, tay nghề đảm bảo các điều kiện để người lao động tham gia thị trường lao động. Củng cố, mở rộng, nâng cấp phát triển các cơ sở dạy nghề trong hệ thống cơ sở dạy nghề của địa phương, phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đủ số lượng, đảm bảo chất lượng phục vụ tốt cho công tác đào tạo nghề của địa phương, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh công tác liên doanh liên kết, xã hội hóa trong lĩnh vực đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của các nhà tuyển dụng.

Tạo lập mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý lao động địa phương với các cơ sở đào tạo, các trường đào tạo nghề, các đơn vị, doanh nghiệp, các địa phương trong việc thực hiện Đề án Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.

- Cảm ơn đồng chí! 

Mạnh Cường (Thực hiện)

Các tin khác

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp (DN) sản xuất công nghiệp tính ở thời điểm đầu tháng 5-2011 tăng 0,7% so với cùng thời điểm tháng trước.

Tại cuộc tọa đàm về việc làm và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) do Bộ LĐTB-XH tổ chức chiều 17-6, ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục Việc làm, cho biết trong 6 tháng đầu năm, do hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên nhiều người lao động bị mất việc làm.

Phải đảm bảo đủ nước sạch và mát cho gia cầm, nhất là trong những ngày nắng nóng kéo dài.

YBĐT - Về mùa hè thời tiết oi bức, có ngày nhiệt độ lên đến trên 350C, trong điều kiện chăn nuôi với mật độ cao, dễ phát sinh lây lan dịch bệnh, gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi. Để hạn chế nhiệt độ cao, người chăn nuôi cần lưu ý:

Ở ao nuôi có ba ba bị bệnh nhẹ có thể thấy 1 - 2 con chết rải rác. Ảnh minh họa

YBĐT - Bệnh thường xuất hiện ở những ao, hoặc bể nuôi ba ba có mật độ dày, ít được thay nước, đáy ao bẩn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục