Sẽ có chế tài để lao động xuất khẩu Hàn Quốc về nước đúng hạn

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/8/2012 | 1:41:41 PM

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao đàm phán, thống nhất với phía Hàn Quốc quy định chế tài về tài chính nhằm ràng buộc, đồng thời khuyến khích người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng thời hạn.

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân liên quan đến việc hợp tác đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao đàm phán, thống nhất với phía Hàn Quốc xem xét quy định các điều kiện, thủ tục thuận lợi để người lao động Việt Nam được quay trở lại Hàn Quốc làm việc, hoặc gia hạn thêm thời gian làm việc tại Hàn Quốc; xử lý nghiêm các doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng người lao động Việt Nam đã hết hạn hợp đồng.

Các bộ ngành liên quan và các địa phương cần nâng cao chất lượng dạy tiếng Hàn cho người lao động, tăng cường giáo dục ý thức kỷ luật, tinh thần tôn trọng pháp luật cho người lao động trước khi đi làm việc ở Hàn Quốc.

Tiếp tục chỉ đạo việc nâng cao điều kiện, chất lượng tuyển chọn lao động đi làm việc ở Hàn Quốc, công bố và áp dụng các cơ chế, biện pháp cụ thể đối với các địa phương có tỷ lệ lao động đi làm việc ở Hàn Quốc vi phạm pháp luật cao.

Bên cạnh đó, thực hiện việc cung cấp thông tin cho các địa phương về người lao động trước khi về nước để gia đình và người lao động có định hướng đúng đắn. Nâng cấp trang tin điện tử về quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để người lao động và gia đình nắm được tình hình, thông tin mới nhất về pháp luật liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc ở Hàn Quốc.
 
(Theo SGGP)

Các tin khác
Đồng chí Hoàng Đức Vượng - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội kiểm tra lớp dạy nghề đan ở huyện Lục Yên.

YBĐT - Đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của LĐNT và điều kiện của địa phương đang là một hướng đi cần được quan tâm hiện nay. Do đó, trong đào tạo nghề cho LĐNT cần làm tốt công tác khảo sát nhu cầu để phân loại đối tượng, ngành nghề đào tạo một cách hiệu quả nhất.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên Trung tâm Dạy nghề Văn Yên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Ảnh: Cán bộ, giáo viên tham gia hội giảng cấp tỉnh.

YBĐT - Những năm qua, Trung tâm Dạy nghề huyện Văn Yên (Yên Bái) đã đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, tăng cường đội ngũ giáo viên, trang thiết bị, từng bước đạt chuẩn về cơ sở vật chất, ngành nghề đào tạo; quy mô dạy nghề được mở rộng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT).

Học viên khoa cơ khí hệ trung cấp trường Đại học công nghiệp TPHCM trong giờ thực hành trên máy phay.

Sáng 21-8, trước khi trả lời chất vấn trực tiếp trong khuôn khổ phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về tình hình đào tạo nghề, công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Lớp học nghề may tại trường Trung cấp nghề Nghĩa Lộ.

YBĐT - Hoạt động dạy nghề phải gắn với tạo việc làm song cần thiết hơn là phải lựa chọn các nghề phù hợp, đồng thời bám sát kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Có như thế, mới mong công tác đào tạo nghề và chuyển đổi ngành nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt hiệu quả cao nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục