Rừng sẽ thêm xanh

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/3/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trạm Tấu (Yên Bái) là một tiềm năng lâm nghiệp dồi dào. Từ rừng mang về cho đồng bào những lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Thế nhưng, chỉ tính riêng năm 2006 và 2007, cháy rừng đã làm thiệt hại trên 200 ha rừng tự nhiên, rừng phòng hộ rồi cả những cánh rừng mới trồng của huyện. Để phủ lại màu xanh trên những vết thương của rừng do lửa mang lại, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Trạm Tấu hiện đang ra sức thi đua thực hiện kế hoạch thắng lợi trồng rừng năm 2008.

Yên Bái tập trung phát triển các cơ sở chế biến gỗ rừng trồng. (Ảnh: Q.T)
Yên Bái tập trung phát triển các cơ sở chế biến gỗ rừng trồng. (Ảnh: Q.T)

Đồng chí Hà Chí Họp – Bí thư Huyện ủy cho biết: “Sau khi nghiên cứu Nghị quyết 03 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy đã họp và ban hành Nghị quyết 07 về phát triển kinh tế đồi rừng gắn với rừng phòng hộ trên cơ sở đảm bảo lợi ích kinh tế và chức năng rừng phòng hộ. Những năm trước đây, do tập quán phát nương làm rẫy của đồng bào, nên diện tích rừng bị giảm. Để giải quyết vấn đề này, huyện Trạm Tấu chủ trương phát triển rừng gắn với lợi ích của dân. Đối với diện tích đất ở độ cao 1500m trở lên thuộc rừng phòng hộ, ngoài trồng cây hỗn giao như: thông, vối thuốc, tô hạp thì trồng cây sơn tra và cây chè trồng hạt để đảm bảo lợi ích kinh tế cho dân.

Năm 2008, huyện Trạm Tấu trồng trên 800 ha rừng phòng hộ và 300 ha rừng kinh tế. Để phục vụ trồng đủ diện tích này phải cần trên 2 triệu cây giống. Điểm khác so với những năm trước là sản xuất thêm cây bản địa như cây sơn tra.

Ông Nguyễn Phúc Cường – Giám đốc Ban quản lý rừng huyện Trạm Tấu cho biết: BQL rừng đã họp và tham mưu cho cấp ủy Đảng các xã rà soát quỹ đất thực tế trồng rừng phòng hộ và rừng kinh tế. Trên cơ sở đó, cử cán bộ xuống các khu vực trồng rừng, chăm sóc cây giống tại 8 vườn ươm. Cho đến nay đã sản xuất được trên một triệu cây giống.

Năm 2007, xã Bản Công bị cháy 49 ha rừng, năm 2008 này, xã được giao trồng 100 ha rừng phòng hộ và 50 ha rừng kinh tế vừa để khắc phục những diện tích rừng bị cháy vừa mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế lâm nghiệp. Theo chủ trương của huyện, cây sơn tra sẽ được trồng ở những diện tích rừng kinh tế. Đồng chí Hờ A Vư – Chủ tịch UBND xã Bản Công cho biết: “Xã đã họp và cử cán bộ xuống vận động đồng bào làm đất trồng rừng. Bây giờ, đồng bào trong xã cũng hiểu được lợi ích của kinh tế rừng nên tự nguyện đi trồng, không phải vận động nhiều nữa! Năm nay xã trồng chủ yếu ở các thôn Kháu Chu, Tà Chử”.

Không chỉ đồng bào xã Bản Công quyết tâm trồng rừng mà đồng bào các xã của huyện Trạm Tấu cũng đều biết giá trị kinh tế của rừng. Anh Mùa A Lao ở xã Xà Hồ tâm sự: “Năm ngoái đúng đợt đói giáp hạt, không chỉ gia đình tôi mà các gia đình khác trong bản được trả gạo công bảo vệ rừng, thế là nhờ rừng mà đã được  thoát khỏi cái đói. Tôi mong cây sơn tra sẽ mang ấm no về cho bản làng”.

Huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La có sản phẩm rượu vang Bắc Sơn Tra. Nguyên liệu chính là quả sơn tra Xím Vàng ở độ cao 1500m. Quả sơn tra ở đất bạn Bắc Yên đã mang về cho đồng bào nơi đó cơm no áo ấm, vì thế niềm hy vọng của anh Mùa A Lao là rất có cơ sở. Niềm tin của những người dân như anh sẽ là cơ sở để giúp cho rừng Trạm Tấu ngày một thêm xanh và người dân cũng thêm phần no ấm.

Phương Thùy

Các tin khác
Từ đầu năm 2008, một số mẫu xe nhập khẩu đã tăng giá

Ngày 11/3, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung đã ký quyết định tăng thuế đối với mặt hàng ôtô mới nguyên chiếc dùng chở người, từ 60% lên 70%. Thuế tuyệt đối của mặt hàng xe cũ nhập khẩu có mức tăng trung bình 10%.

Chế biến gỗ rừng trồng tại doanh nghiệp Thành Đạt trong khu sản xuất công nghiệp tập trung Đầm Hồng(TP Yên Bái). Ảnh: Thành Trung.

YBĐT - Thành phố hiện có 10 đơn vị triển khai dự án tại cụm công nghiệp Đầm Hồng, số vốn đầu tư trên 35 tỷ đồng và 9 đơn vị đã đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh.

(Ảnh minh họa) Ảnh: Khánh Linh.

YBĐT - Toàn xã Yên Thái, huyện Văn Yên (Yên Bái) có 3457 ha đất tự nhiên thì đã có tới 3218 đất đồi rừng. Nhờ chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nước mà 100% diện tích rừng tự nhiên đã được người dân nhận khoán bảo vệ. Diện tích đất lâm nghiệp còn lại đều giao cho dân để sản xuất, kinh doanh. Trong xã không có các trang trại quy mô lớn hàng chục ha, nhưng bù lại nhà nào cũng có vài ha để trồng sắn, bồ đề, keo.

YBĐT - Không biết bao năm rồi, sản xuất nông nghiệp ở vùng cao Văn Chấn luôn tồn tại câu hỏi: Trồng cây gì trên chân ruộng một vụ? Giống cây gì gieo trồng thuận lợi, có hiệu quả trong vụ xuân, đáp ứng được các yêu cầu phù hợp với điều kiện canh tác ở vùng cao mà không ảnh hưởng đến vụ lúa mùa? Và sau rất nhiều năm, tốn rất nhiều công sức thì câu trả lời đã được khẳng định. Đó là cây đậu tương!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục