Yên Bái: Kinh nghiệm trong chỉ đạo đường giao thông nông thôn

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/3/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước bằng nhiều nguồn vốn như: vốn ngân sách Chương trình 134, Chương trình 135, vốn vay nước ngoài…; các huyện, thị, thành phố đã huy động các nguồn lực địa phương tập trung cho đầu tư hệ thống giao thông nông thôn. Đến nay, Yên Bái đã thông đường đến 180/180 xã, phường, thị trấn. Một số xã đã kiên cố hoá mặt đường và hoàn chỉnh công trìn

Nhà nước và nhân dân cùng làm đường giao thông nông thôn ở thị xã Nghĩa Lộ.
Nhà nước và nhân dân cùng làm đường giao thông nông thôn ở thị xã Nghĩa Lộ.

Năm 2007, phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn (GTNT) được phát triển sâu rộng, các địa phương đã huy động nhân dân đóng góp bằng tiền, ngày công lao động, nguyên vật liệu để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường và các công trình thoát nước. Tổng giá trị đầu tư gần 140 tỷ đồng, huy động hàng triệu ngày công lao động của nhân dân, đã mở mới 34 km đường, cải tạo nâng cấp 140 km, trong đó mặt đường bằng xi măng 35,2 km; đá dăm láng nhựa 35 km; mặt đường rải cấp phối 69,6 km, xây 15 cầu bê tông cốt thép, 10 cầu treo ô tô đi được, 127 cống các loại, 57 tràn. Các huyện có phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn phát triển mạnh là: Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình, Văn Chấn…

Để đạt được kết quả trên, trước hết là do sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Bộ Giao thông- Vận tải, các ngành, các cấp trong tỉnh, sự ủng hộ và nhiệt tình hưởng ứng của nhân dân. Vì vậy, việc huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng đường GTNT được duy trì và phát triển mạnh. Với phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”,  phong trào toàn dân xây dựng đường GTNT được thực hiện theo chiều sâu, đạt chất lượng.

Ông Hoàng Công Hà Phó giám đốc Sở Giao thông - Vận tải cho biết: “Phong trào làm đường giao thông đã đi vào cuộc sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đồng bào đã nhận thức được tầm quan trọng của giao thông trong việc giao lưu hàng hoá phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, tiếp cận với giáo dục, y tế đảm bảo sự thịnh vượng cho cộng đồng nông thôn”. Nhiều tuyến đường huyện, xã, thôn xóm được đầu tư xây dựng, cứng hoá mặt đường bằng nhựa đường, bê tông xi măng. Mạng lưới đường giao thông nông thôn đã được cải thiện đáng kể, tạo nên bộ mặt nông thôn mới, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh - quốc phòng, nhất là vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Ngoài ra, Sở Giao thông - Vận tải cũng đã phối hợp với các ngành, các cấp mở nhiều lớp tập huấn cho cán bộ giao thông địa phương về quy hoạch, quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý, bảo dưỡng đường giao thông nông thôn; phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp quy của Nhà nước, cấp phát các tài liệu có liên quan cho các huyện, thị, thành phố; phối hợp với các địa phương phát động phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn, xây dựng kế hoạch hỗ trợ các công trình giao thông nông thôn; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn UBND cấp huyện thực hiện tốt các dự án về đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, tổ chức tổng kết, lựa chọn mô hình, điển hình tiên tiến để rút kinh nghiệm, khen thưởng và nhân rộng.

Với nhận thức sâu sắc, tâm huyết và trách nhiệm của chính quyền các cấp và nhân dân, cùng với sự hỗ trợ khuyến khích của Nhà nước đã tác động tích cực đến mỗi người dân trong việc xây dựng và quản lý đường giao thông nông thôn; thực hiện và phát huy được quy chế dân chủ ở cơ sở. Trên thực tế, ở địa phương nào cán bộ, đảng viên năng động thì phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn nơi đó phát triển mạnh.

Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn hiện đang phát triển mạnh, nhưng còn phân tán, chưa có quy hoạch phát triển phù hợp. Nhiều công trình trong quá trình đầu tư xây dựng chưa thực sự chú trọng đến kỹ thuật, mỹ thuật, nên khi đưa vào sử dụng một thời gian ngắn đã xuống cấp. Nhiều công trình thoát nước trên các tuyến chưa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình, nhất là khi trời mưa nước đọng.

Một số địa phương do chất lượng xây dựng công trình thấp nên khi xây dựng xong đã ngăn hai đầu đường không cho phương tiện cơ giới qua lại. Việc quản lý để thực hiện dự án đầu tư của một số địa phương chưa thực hiện đúng trình tự về quản lý đầu tư  xây dựng như: lập, thẩm định, xét duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, giám sát. Cán bộ chuyên ngành về quản lý giao thông ở cấp huyện, xã còn yếu và thiếu.

Việc duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường giao thông nông thôn, nhất là ở các tuyến đường mới được đầu tư xây dựng chưa được quan tâm đúng mức, nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công trình. Nếu khắc phục được những thiếu sót, nhược điểm trên, việc xây dựng đường giao thông nông thôn sẽ tiếp tục có bước phát triển nhanh, vững chắc và chất lượng công trình sẽ tốt hơn.

Quang Thiều

Các tin khác
Yên Bái tập trung phát triển các cơ sở chế biến gỗ rừng trồng. (Ảnh: Q.T)

YBĐT - Trạm Tấu (Yên Bái) là một tiềm năng lâm nghiệp dồi dào. Từ rừng mang về cho đồng bào những lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Thế nhưng, chỉ tính riêng năm 2006 và 2007, cháy rừng đã làm thiệt hại trên 200 ha rừng tự nhiên, rừng phòng hộ rồi cả những cánh rừng mới trồng của huyện. Để phủ lại màu xanh trên những vết thương của rừng do lửa mang lại, Đảng bộ, chính quyền v

Từ đầu năm 2008, một số mẫu xe nhập khẩu đã tăng giá

Ngày 11/3, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung đã ký quyết định tăng thuế đối với mặt hàng ôtô mới nguyên chiếc dùng chở người, từ 60% lên 70%. Thuế tuyệt đối của mặt hàng xe cũ nhập khẩu có mức tăng trung bình 10%.

Chế biến gỗ rừng trồng tại doanh nghiệp Thành Đạt trong khu sản xuất công nghiệp tập trung Đầm Hồng(TP Yên Bái). Ảnh: Thành Trung.

YBĐT - Thành phố hiện có 10 đơn vị triển khai dự án tại cụm công nghiệp Đầm Hồng, số vốn đầu tư trên 35 tỷ đồng và 9 đơn vị đã đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh.

(Ảnh minh họa) Ảnh: Khánh Linh.

YBĐT - Toàn xã Yên Thái, huyện Văn Yên (Yên Bái) có 3457 ha đất tự nhiên thì đã có tới 3218 đất đồi rừng. Nhờ chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nước mà 100% diện tích rừng tự nhiên đã được người dân nhận khoán bảo vệ. Diện tích đất lâm nghiệp còn lại đều giao cho dân để sản xuất, kinh doanh. Trong xã không có các trang trại quy mô lớn hàng chục ha, nhưng bù lại nhà nào cũng có

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục