Cựu chiến binh nuôi ong giỏi

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/12/2014 | 3:02:44 PM

YBĐT - Ông Hoàng Giang Nam ở thôn 5, xã Minh Quán (huyện Trấn Yên) được nhiều người biết tiếng bởi giỏi nghề nuôi ong lấy mật. Kinh nghiệm lửa đạn nhũng năm tháng chiến trường, nay người cự binh lại cần mẫn góp sức gây dựng nên cơ sở bán mật ong và con giống Nam Lan thu hút khách gần xa.

Cựu chiến binh Hoàng Giang Nam giới thiệu kinh nghiệm chăm sóc, bảo vệ ong.
Cựu chiến binh Hoàng Giang Nam giới thiệu kinh nghiệm chăm sóc, bảo vệ ong.

Năm 1985, cựu chiến binh (CCB) Hoàng Giang Nam trở về quê hương Minh Quán sau 7 năm làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Lào. Ông luôn trăn trở làm thế nào để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo? Bươn trải nhiều năm với nghề nuôi cá giống, nấu rượu, nuôi lợn, nuôi hươu lấy nhung… nhưng cuộc sống gia đình vẫn khó khăn. Với bản chất của người lính “bộ đội Cụ Hồ”, ông đã không cam chịu đói nghèo. Năm 2005, ông bắt tay vào nghề nuôi ong lấy mật.

Lúc đầu, ông nuôi thử một vài đàn ong. Áp dụng kỹ thuật và cách chăm sóc học hỏi từ Hội Nuôi ong huyện, năm 2009, ông đã phát triển được 20 đàn. Khi thu hoạch những giọt mật đầu tiên, vợ chồng ông mừng vui khôn xiết.

Cứ ngỡ việc làm ăn “xuôi chèo mát mái”, bất ngờ ong chết hàng loạt, một số bay đi. Tìm hiểu nguyên nhân, ông phát hiện cách chăm sóc chưa đúng kỹ thuật. Không nản chí, ông huy động vốn từ gia đình và vay thêm 30 triệu đồng vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện quyết tâm gây dựng lại từ đầu. Ngoài ra, ông dành nhiều thời gian nghiên cứu sách báo, đến những cơ sở nuôi ong lớn học hỏi kỹ thuật, cách phòng bệnh cho đàn ong. Dần dần, ông khôi phục lại đàn ong, từ 40 đàn lên 70 đàn, rồi 120 đàn.

Theo ông Hoàng Giang Nam, nghề nuôi ong vừa dễ lại vừa khó. Dễ bởi công việc này không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, không vất vả như các công việc chân tay khác và ai cũng có thể làm được. Nuôi ong không tốn nhiều thời gian chăm sóc nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận, có sức khỏe và cần mẫn "chạy" ong theo mùa hoa. Hàng năm, các vụ hoa vải, nhãn, bạch đàn, táo… liên tục gối nhau, chen giữa các vụ hoa này còn có thêm hoa khác…

Vì việc người nuôi ong phải nắm chắc thời điểm, vùng có nhiều hoa, an ninh tốt, đưa ong đến lấy mật. Có nghề và thạo nghề, ông Nam hiểu rõ “tính nết” đàn ong và có các biện pháp thích hợp trong việc chống rét, chống nóng, vệ sinh thùng cũng như trợ giúp để đàn ong vượt qua thời gian hoa không rộ. Mỗi năm, gia đình ông thu về từ 600 - 700 lít mật các loại và xuất bán 40 đàn ong giống. Thu nhập từ bán mật và ong giống của gia đình mỗi năm đạt trên 100 triệu đồng. Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của Hội CCB xã; ông luôn tận tình hướng dẫn các hội viên kỹ thuật nuôi ong đạt hiệu quả kinh tế cao, nhiệt tình tham gia công tác xã hội ở khu dân cư, được bà con tin tưởng và kính trọng.

Cơ sở bán mật ong và con giống Nam Lan của gia đình ông đã trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng gần xa đến chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi nghề. Nhờ đó, kinh tế gia đình cũng khá lên, có điều kiện nuôi dạy con cái trưởng thành. Vừa qua, ông đã vinh dự được nhận giấy khen của Hội CCB huyện Trấn Yên về thành tích trong phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2009 - 2014.

Quỳnh Nga

Các tin khác

YBĐT - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Minh Quán, huyện Trấn Yên, dù mới chỉ ngoài 30 tuổi nhưng đến nay anh Trần Xuân Din đã sở hữu một mô hình mô hình kinh tế cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng...

Ông Nguyễn Hữu Bình luôn nâng niu, trân trọng những huân, huy chương được Đảng, Nhà nước trao tặng.

YBĐT - Từ thôn Đình, xã Phúc Lộc, huyện Trấn Yên (nay là thành phố Yên Bái), người thanh niên trẻ Nguyễn Hữu Bình hăng hái lên đường nhập ngũ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chuẩn bị bước vào giai đoạn ác liệt nhất.

Ông Bằng (phải) giới thiệu đồi mỡ trên 30 năm tuổi với cán bộ Hội Cựu chiến binh huyện và xã.

YBĐT - Phát huy tinh thần xung kích của một người lính, ông Hà Trọng Bằng ở thôn Đèo Thao, xã Cảm Ân, huyện Yên Bình (Yên Bình) không chỉ hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc mà sau khi trở về địa phương, với cuộc sống đời thường ông vẫn luôn phát huy tinh thần ấy để lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Đồng bào các dân tộc ở vùng cao Yên Bái ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.

YBĐT - Sinh thời, Bác Hồ luôn dành nhiều tình cảm đặc biệt đối với ngành y tế. Có thể nói, sau đạo đức của người cán bộ cách mạng nói chung, đạo đức ngành y tế được Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn đến nhiều nhất. "Thầy thuốc phải như mẹ hiền" chính là yêu cầu Bác Hồ đặt ra trong phương châm xử thế, phương châm hành động và phục vụ của cán bộ, nhân viên ngành y đối với người bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục