Người lưu giữ nghề dệt truyền thống dân tộc Tày

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/5/2016 | 2:18:26 PM

YBĐT - Với cái tâm giữ nghề của dân tộc mình, bà Hoàng Thị Giảng ở xã Khánh Thiện vẫn ngày ngày dệt thổ cẩm để làm nên những vỏ chăn, đệm, trang phục, như cố để lưu giữ sự đặc sắc cho đời sau.

Sản phẩm dệt thổ cẩm của bà Hoàng Thị Giảng.
Sản phẩm dệt thổ cẩm của bà Hoàng Thị Giảng.

Thời gian trôi đi, nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Lục Yên cũng ngày càng mai một, trong đó có nghề dệt thổ cẩm của người Tày. Thế nhưng, với cái tâm giữ nghề của dân tộc mình, bà Hoàng Thị Giảng ở xã Khánh Thiện vẫn ngày ngày dệt thổ cẩm để làm nên những vỏ chăn, đệm, trang phục, như cố để lưu giữ sự đặc sắc cho đời sau.

Bà Giảng đã ở tuổi ngoài năm mươi. Thời trẻ, bà cùng các cô gái Tày đều mặc áo váy truyền thống và ai cũng biết dệt thổ cẩm để khi cưới có đầy đủ chăn, gối, đệm làm của hồi môn về nhà chồng. Đến những năm 1980, đời sống kinh tế, xã hội ở địa phương đã có sự mở rộng giao lưu, nên việc mặc trang phục truyền thống của thế hệ trẻ cũng như nhu cầu sử dụng các đồ dùng từ dệt thổ cẩm giảm dần. Nhà nhà tháo bỏ khung dệt và đây cũng được ví như dấu mốc nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Tày ở xã Khánh Thiện nói riêng, huyện Lục Yên nói chung đi vào mai một. Thế nhưng, bà Hoàng Thị Giảng thì vẫn chưa khi nào rời khung dệt.

Sau những công việc đồng áng, bà luôn tranh thủ thời gian rảnh rỗi để vui với sắc màu hoa văn truyền thống. Bà càng vui hơn khi các sản phẩm dệt của mình không chỉ có người địa phương biết đến mà những người ở vùng lân cận như Hà Giang, Tuyên Quang cũng tìm đặt mua.

Tính đến nay, bà Giảng đã có gần 4 chục năm duy trì nghề dệt truyền thống. Để dệt được một mặt của vỏ chăn cũng phải mất gần chục ngày và nếu bán cũng chỉ được trên 1 triệu đồng; những tấm vỏ gối, địu trẻ em thì chỉ có giá trên trăm nghìn. Bởi thế, thu nhập từ dệt thổ cẩm không đáng là bao.

Tuy nhiên, việc duy trì nghề dệt truyền thống của bà Giảng vẫn luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của những người thân gia đình. Ông Hoàng Tinh Gắn - chồng bà tâm sự: "Thấy vợ thích dệt thổ cẩm thì tôi cũng ủng hộ và giúp vợ các công việc dệt vải. Tôi muốn cùng bà ấy làm sao cho các sản phẩm dệt được đẹp, được tốt hơn. Đồng thời, cũng là cách để truyền dạy cho con cháu nghề dệt và giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc Tày".

Việc làm của bà Giảng cũng được chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao trong việc giữ gìn, phát huy nét đẹp truyền thống đồng bào dân tộc Tày trên địa bàn xã.

Ông Hoàng Thái Minh - Chủ tịch UBND xã Khánh Thiện cho biết: "Trên địa bàn xã hiện nay chỉ có bà Giảng là thường xuyên làm nghề dệt truyền thống. Các sản phẩm của bà vừa có giá trị về kinh tế, vừa mang ý nghĩa góp phần quan trọng lưu giữ những nét đẹp truyền thống của dân tộc Tày. Việc làm của bà được người dân địa phương rất trân trọng, tự hào".

Thật vui, niềm đam mê dệt thổ cẩm của bà đã truyền lửa cho người con dâu. Đồng thời, một số cô gái trẻ cũng bắt đầu quan tâm trở lại với nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Tày, bởi lẽ khi xuất hiện nhiều sản phẩm dệt may công nghiệp, nhưng trong đời sống sinh hoạt và văn hóa của người dân địa phương vẫn rất cần đến các sản phẩm dệt truyền thống. Về lâu dài, nếu được quan tâm đúng mức, sản phẩm này có thể sẽ trở thành hàng hóa trong nước, quốc tế như các loại thổ cẩm của một số dân tộc khác được khách du lịch rất ưa thích.

Duy Khánh - Hoàng Hữu (Đài TT-TH Lục Yên)

Các tin khác
Bác sỹ Trần Quang Mạnh đang điều trị cho bệnh nhân.

YBĐT - Bác sĩ Trần Quang Mạnh là người được bà con trong vùng và đồng nghiệp tin yêu mệnh danh là "Bác sĩ có bàn tay vàng". Anh sinh năm 1982, tại Nghĩa Lộ và tốt nghiệp Trường Đại học Y Thái Nguyên năm 2007, rồi về công tác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.

Chị Hà Thị Chiển (bên phải) luôn quan tâm lồng ghép tuyên truyền chính sách pháp luật cho nhân dân, nhất là chị em phụ nữ.

YBĐT - "Hà Thị Chiển làm trưởng thôn tốt lắm, giúp cho bà con thôn Nậm Đông 2 được nhiều việc. Nhà nó ở trên đỉnh đồi kia kìa" - ông Lò Văn Thút ở thôn Nậm Đông 2, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ chỉ tay theo con đường bê tông dốc ngược lên đỉnh đồi.

Giàng A Chư (thứ 2 bên phải) giới thiệu công dụng của chiếc máy gặt lúa, làm cỏ ngô do anh sáng chế.

YBĐT - Tháng 3/2016, niềm vui lớn đã đến với Vàng A Chư, bởi anh là 1 trong số 13 cá nhân điển hình tiên tiến trong toàn tỉnh được Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 03 - CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giai đoạn 2011 - 2015.

Bà Phương Thị Phượng kiểm tra chất lượng chè búp tươi.

YBĐT - Cùng cảnh ngộ với các hộ trồng chè, bà Phương Thị Phượng ở thôn 8, xã Khánh Hòa (Lục Yên) đã quyết định vay mượn đầu tư hệ thống máy móc phục vụ cho gia đình và tiêu thụ chè tươi cho người dân nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục