Khát vọng của Quang "thỏ"
- Cập nhật: Thứ hai, 14/5/2012 | 3:59:25 PM
YBĐT - Hiện nay, trang trại nuôi thỏ của ông Vũ Huy Quang, thôn Lương Môn, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên (Yên Bái) có khoảng trên 2 nghìn con thỏ thịt và gần 300 thỏ nái sinh sản. Từ một nông hộ, sự say mê, tâm huyết với nghề nuôi thỏ đã đưa ông trở thành một doanh nhân.
Đã từng được biết đến với những cái tên, đại loại như Quang “gà” Quang “Dê”..., nhưng gần 20 năm sống chết với nghề chăn nuôi, chỉ đến giờ, khi đã bước qua cái tuổi 60 và thề “sinh nghề, tử nghệ” với con thỏ, ông Vũ Huy Quang mới thực sự có được đôi phút thảnh thơi.
Trang trải của ông Quang trở thành điểm tham quan học tập kinh nghiệm của nông dân nhiều địa phương trong nước.
Trở về từ Hội thảo Phát triển chăn nuôi thỏ tại Việt Nam do Cục Chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tập đoàn Nippon Zoki tổ chức tại tỉnh Ninh Bình, bàn về vấn đề sử dụng thỏ làm nguyên liệu sản xuất dược phẩm mà ông là khách mời danh dự của cả khu vực miền Bắc, ông Quang càng thêm tin tưởng vào triển vọng phát triển của con thỏ và hướng đi của doanh nghiệp Quang Thanh mà ông đã dồn bao tâm huyết đầu tư xây dựng.
Hiện ông đang đảm trách việc tìm kiếm thị trường, bao tiêu sản phẩm cho các trang trại vệ tinh.
Theo những gì mà ông tiếp thu được từ hội thảo này thì chỉ vài năm nữa thôi, khi nhà máy sản xuất vắc xin của Nhật Bản được xây dựng tại Quế Võ, Bắc Ninh đi vào hoạt động, với công suất chế biến 2 triệu con thỏ/năm sẽ mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho nghề chăn nuôi thỏ.
Không chỉ cung cấp con giống cho các hộ chăn nuôi ở các địa phương trong tỉnh, thỏ giống từ trang trại của gia đình ông đã được nông dân ở nhiều địa phương trong nước tìm tới đặt mua. Mỗi năm ông Quang bỏ ra từ 3 - 5 triệu đồng để in ấn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cung cấp miễn phí cho các hộ nuôi thỏ mà trang trại ông cung ứng con giống. Cho đến nay, ông Quang đã phát triển được trên 60 trang trại thỏ vệ tinh tại tỉnh Yên Bái và các tỉnh, thành trong cả nước với quy mô từ 200 con trở lên.
Mỗi năm ông Quang bỏ ra từ 3-5 triệu đồng in ấp tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cấp không cho các hộ có nhu cầu chăn nuôi thỏ trong và ngoài tỉnh.
Từ kinh nghiệm ông Quang cho rằng, thỏ là loài vật dễ nuôi, vốn đầu tư thấp, quay vòng nhanh, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ. Hiện nay, ông Quang đang đảm trách việc tiêu thu và tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại vệ tinh nuôi thỏ tại tỉnh Yên Bái và các địa phương lân cận của tỉnh Phú Thọ.
Doanh nghiệp Quang Thanh Địa chỉ: Ông Vũ Huy Quang Thôn Lương Môn, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Điện thoại: 01232887632 |
Trở về từ Hội thảo Phát triển chăn nuôi thỏ tại Việt Nam, ông Quang vinh dự được giao phụ trách việc cung cấp con giống và thu mua sản phẩm cho các trang trại chăn nuôi thỏ tại khu vực miền Bắc.
Tuy nhiên, theo ông Quang đây là giai đoạn tạo bước đệm, phát triển vùng nguyên liệu chuẩn bị cho nhà máy đi vào hoạt động nên sẽ còn không ít khó khăn.
Triển vọng về nghề nuôi thỏ đang mở ra cho nông dân Yên Bái nói riêng những cơ hội làm giàu mới và càng nung nấu thêm quyết tâm cho ông chủ doanh nghiệp chăn nuôi thỏ Vũ Huy Quang kỳ vọng thực hiện những dự định về con thỏ còn đang ấp ủ.
Phạm Minh - Mạng Cường
Các tin khác
YBĐT - Đó là Trung úy Phùng Văn Tiến, nhân viên Kho Kỹ thuật Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, một tấm gương yêu nghề, đam mê, sáng tạo.
YBĐT - Nhờ tích cực học hỏi kinh nghiệm, kiến thức và mạnh dạn vay vốn đầu tư chăn nuôi, gia đình anh Lê Văn Hùng ở thôn Châu Tự, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên đã có nguồn thu nhập ổn định vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá giả trong thôn.
YBĐT - Gia đình anh Hoàng Văn Chùm là gia đình văn hóa, gia đình hiếu học tiêu biểu không chỉ của bản Sang Thái mà của cả xã Nghĩa Lợi.