Cựu chiến binh Nguyễn Công Nghĩa: Đẩy lùi đói nghèo vào quá khứ

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/5/2012 | 9:20:40 AM

YBĐT - Phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đứng vững trên đôi chân của mình, làm giàu cho gia đình và xã hội. Cựu chiến binh Nguyễn Công Nghĩa - Chủ nhiệm HTX sản xuất, kinh doanh mộc dân dụng thủ công mỹ nghệ ở xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn là một người như thế.

Năm 2010 ông Nghĩa đầu tư hệ thống ao nuôi ba ba.
Năm 2010 ông Nghĩa đầu tư hệ thống ao nuôi ba ba.

Năm 1971, chàng thanh niên Nguyễn Công Nghĩa lên đường nhập ngũ và được biên chế vào đơn vị phòng không không quân đóng tại miền Bắc. Năm 1987, ra quân về phục viên tại thị tứ Ba Khe, xã Cát Thịnh và tiếp tục tham gia công tác tại thị tứ Ba Khe. Những năm đầu mới xoá bỏ bao cấp, cuộc sống của gia đình còn gặp nhiều khó khăn, ông Nghĩa đã phải làm đủ các nghề như sửa xe máy, chạy xe ôm... để duy trì cuộc sống. Sau đó, ông vào định cư ở thôn Thác Hoa 3, xã Sơn Thịnh trồng ngô, đậu tương, phát triển trang trại nhưng cuộc sống vẫn không đảm bảo.

Với bản chất của anh bộ đội Cụ Hồ, không chịu khuất phục trước cảnh đói nghèo, ông Nghĩa đã trăn trở, tìm cách để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo cho gia đình. Khi Đảng và Nhà nước có chính sách mới về phát triển kinh tế HTX, ý tưởng thành lập HTX đã thôi thúc ông. Ông tìm đến Hội CCB huyện và một số gia đình anh em CCB trong xã bàn bạc, xin ý kiến thành lập HTX sản xuất, kinh doanh mộc dân dụng thủ công mỹ nghệ nhằm tạo công ăn việc làm cho các CCB và con em CCB trong xã. Được anh em CCB trong xã và Hội CCB huyện ủng hộ, ông Nghĩa bắt tay vào làm thủ tục thành lập HTX.

Thảm hạt do HTX của ông Nghĩa sản xuất được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Tháng 9/2001, HTX đã được thành lập với số vốn điều lệ chỉ có 49 triệu đồng, trong đó 23 triệu tiền mặt còn lại là máy móc, người lao động chưa được đào tạo tay nghề. Năm đầu làm ăn không hiệu quả, một số xã viên đã xin ra khỏi HTX. Không thể để HTX thành lập mà làm ăn lại không hiệu quả, ông Nghĩa bàn bạc với anh em vay vốn đầu tư thêm máy móc mở rộng sản xuất, kinh doanh để vực HTX lên.

Năm 2003, HTX vay vốn đầu tư thêm máy móc mở rộng sản xuất từ 2 tổ tăng lên 7 tổ, thu hút trên 20 xã viên tham gia. Do đó, kết quả sản xuất, kinh doanh đã khá hơn. Doanh thu năm 2003, của HTX đạt 300 triệu đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt 500 - 600 ngàn đồng/ người/tháng, nộp ngân sách 20 triệu đồng.

Phát huy kết quả đã đạt được, năm 2004, HTX tiếp tục vay ngân hàng 100 triệu đồng để đầu tư mua thêm máy móc, thu hút con em CCB trong huyện vào làm việc. Các sản phẩm như giường, tủ, chiếu hạt... của HTX sản xuất do đảm bảo về chất lượng mẫu mã và giá cả nên tiêu thụ khá thuận lợi, nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh tìm đến đặt mua hàng nên kết quả sản xuất, kinh doanh năm sau luôn cao hơn năm trước.

Từ đó đến nay hầu như năm nào HTX do ông Nghĩa làm chủ nhiệm cũng đầu tư nâng cấp thiết bị phục vụ cho sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Ở thời điểm hiện tại, HTX đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 9 xã viên với mức thu nhập 1,5-2 triệu đồng/người/tháng, doanh thu HTX đạt khoảng 1 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách Nhà nước trên 400 triệu đồng/năm.

Có được thành quả như vậy nhưng người CCB năng động Nguyễn Công Nghĩa vẫn chưa thể nghỉ ngơi. Năm 2010 ông đầu tư xây dựng hệ thống ao nuôi ba ba, hiện nay đã có trên 50 cặp ba ba bố mẹ. Năm 2011, ông tiếp tục nuôi  thử nghiệm lợn rừng, với 4 con lợn nái và 1 con lợn đực giống ban đầu đến nay ông đã có đàn lợn gần 30 con. Theo ông Nghĩa, nuôi lợn rừng bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao và ông sẽ tiếp tục đầu tư cho chăn nuôi. Cái đói, cái nghèo đã được chủ nhiệm HTX Nguyễn Công Nghĩa đẩy lùi vào quá khứ bằng chính nghị lực của bản thân mình.

P.V

Các tin khác
Ông Quang chỉ tiếc rằng mình cón có quá ít thời gian để thực hiện được những dự định  về con thỏ còn đang ấp ủ.

YBĐT - Hiện nay, trang trại nuôi thỏ của ông Vũ Huy Quang, thôn Lương Môn, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên (Yên Bái) có khoảng trên 2 nghìn con thỏ thịt và gần 300 thỏ nái sinh sản. Từ một nông hộ, sự say mê, tâm huyết với nghề nuôi thỏ đã đưa ông trở thành một doanh nhân.

Lãnh đạo và Hội Khuyến học huyện Văn Chấn tiếp nhận Quỹ Khuyến học.

YBĐT - Ở thôn Ba Khe 2, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn(Yên Bái) có dòng họ Sa nổi tiếng hiếu học.

Tổ nghiên cứu sáng tạo Kho Kỹ thuật Bộ CHQS tỉnh thực hành bảo quản đạn cối.

YBĐT - Đó là Trung úy Phùng Văn Tiến, nhân viên Kho Kỹ thuật Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, một tấm gương yêu nghề, đam mê, sáng tạo.

Anh Lê Văn Hùng bên ao nuôi vịt siêu trứng.

YBĐT - Nhờ tích cực học hỏi kinh nghiệm, kiến thức và mạnh dạn vay vốn đầu tư chăn nuôi, gia đình anh Lê Văn Hùng ở thôn Châu Tự, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên đã có nguồn thu nhập ổn định vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá giả trong thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục