5 năm thực hiện Đề án 11 của Tỉnh ủy Yên Bái - Bài cuối: Bố trí, sử dụng cán bộ theo hướng thực chất, hiệu quả

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/10/2023 | 6:32:21 AM

YênBái - Trong công tác bố trí sử dụng cán bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nhất quán mục tiêu bố trí, sử dụng cán bộ Đề án 11 theo hướng thực chất, hiểu quả, đảm bảo nâng cao chất lượng, đáp ứng cơ cấu cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số (DTTS) và sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm phương pháp lãnh đạo quản lý với cán bộ tham gia Đề án 11 của Tỉnh ủy.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm phương pháp lãnh đạo quản lý với cán bộ tham gia Đề án 11 của Tỉnh ủy.

"Vì việc mà bố trí người” 

Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên, đồng chí Phạm Trung Kiên là Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, là cán bộ tham gia Đề án 11. Là cán bộ trẻ được Ban Thường vụ Tỉnh ủy bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch UBND huyện, với đồng chí Kiên đây vừa là niềm vinh dự, tự hào nhưng cũng là trách nhiệm nặng nề hơn. 

"Tôi sẽ không ngừng phấn đấu, rèn luyện, nâng cao về phẩm chất, đạo đức; nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và năng động, sáng tạo trong công việc, đóng góp công sức, trí tuệ, nhiệt huyết của tuổi trẻ để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao” - đồng chí Kiên chia sẻ. 

Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Phạm Trung Kiên tặng hạt rau giống và thăm hỏi, động viên bà con người Mông xã Nà Hẩu.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phạm Trung Kiên là 1 trong 10 cán bộ của huyện Văn Yên tham gia Đề án 11 của Tỉnh ủy. Đồng chí Luyện Hữu Chung - Bí thư Huyện ủy Văn Yên cho biết: Với 10 đồng chí tham gia Đề án 11, Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong bố trí, sử dụng cán bộ Đề án theo nguyên tắc tập trung dân chủ trong tất cả các khâu, các bước. Bên cạnh bố trí, sử dụng cán bộ đúng chỗ, đúng sở trường để phát huy tốt nhất năng lực của cán bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy còn căn cứ vào đạo đức, lối sống và trình độ chính trị của cán bộ đó chứ không chỉ căn cứ vào bằng cấp chuyên môn.

Thực hiện nghiêm quan điểm "vì việc mà bố trí người” chứ không "vì người mà sắp xếp việc”, hằng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng phương án luân chuyển, điều động đối với cán bộ tham gia Đề án 11 gắn với công tác chuẩn bị nhân sự cấp ủy, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và nhân sự ứng cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2021 - 2026, kết hợp điều động, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị. Qua đó, khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ. 

Kết quả tại Đại hội Đảng bộ huyện Văn Yên lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã có 3 cán bộ Đề án 11 tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Yên khóa XVI, nhiệm kỳ 2020-2025. Có 2 cán bộ được giới thiệu tham gia ứng cử đại biểu HĐND. Trong đó: ứng cử đại biểu HĐND huyện 1 đồng chí là cán bộ trẻ; ứng cử đại biểu HĐND cấp xã 1 đồng chí là cán bộ người dân tộc thiểu số (DTTS); giới thiệu bầu Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy 1 đồng chí là cán bộ nữ. 

Từ năm 2022 đến nay, Văn Yên đã điều động, bổ nhiệm 3 cán bộ giữa các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị; điều động, luân chuyển cán bộ từ huyện về xã 1 đồng chí, giới thiệu điều động về tỉnh 1 đồng chí.

Qua 5 năm thực hiện Đề án 11, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể nhằm tạo môi trường làm việc, rèn luyện, thử thách, phát huy năng lực, trình độ, sở trường của cán bộ; giới thiệu với cấp có thẩm quyền để bầu hoặc bổ nhiệm đối với cán bộ tham gia Đề án đáp ứng tiêu chuẩn chức danh; xem xét bổ nhiệm vượt cấp đối với cán bộ có bản lĩnh, năng lực nổi trội và triển vọng phát triển.

Việc bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, luân chuyển, điều động cán bộ Đề án 11 tại các cơ quan, đơn vị, địa phương hầu hết đều có sự trao đổi với cơ quan Thường trực Đề án là Ban Tổ chức Tỉnh ủy để báo cáo xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy trước khi triển khai thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ và quy định về quản lý cán bộ thuộc Đề án.
Toàn tỉnh từ năm 2018 đến nay đã có 93 đồng chí đã thay đổi vị trí công tác theo hướng tích cực. Có 65 đồng chí được bổ nhiệm chức vụ cao hơn, 19 đồng chí được bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử giữ các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Trong đó có 5 cán bộ trẻ, 9 cán bộ nữ, 5 cán bộ người DTTS, chiếm 16,2% tổng số cán bộ tuyển chọn năm 2018, chiếm 10,7% tổng số cán bộ tham gia Đề án thời điểm hiện tại. 

Rà soát, sàng lọc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Thường xuyên theo dõi, nghiêm túc đánh giá thực chất, khách quan cùng với thực hiện nghiêm việc rà soát, sàng lọc nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thuộc Đề án; tập trung đánh giá sâu về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, năng lực đổi mới sáng tạo, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, khả năng thích ứng nhanh với tình hình thực tiễn... là việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy  rất sát sao từ khi thực hiện Đề án.

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Chu Đình Ngữ cho biết: "Để tăng cường kỷ cương, kỷ luật của các tập thể, cá nhân có liên quan và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia Đề án, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện tốt việc nhận xét, đánh giá; ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ; uy tín và triển vọng phát triển... 

Trong năm 2023, Tỉnh ủy đã chỉ đạo cơ quan Thường trực Đề án tiến hành khảo sát thông tin đối với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương và cán bộ Đề án, nhất là rà soát, sàng lọc cán bộ tham gia Đề án"; căn cứ kết quả nhận xét, đánh giá, xếp loại cán bộ hằng năm và đề xuất của cơ quan, đơn vị, địa phương sau khi trao đổi, nắm tình hình tâm tư, nguyện vọng của cán bộ để xem xét việc để cán bộ tiếp tục tham gia hoặc đưa ra khỏi Đề án.

Theo đó, từ năm 2019 đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo thực hiện 3 đợt rà soát, sàng lọc và xem xét, quyết định đưa ra khỏi Đề án 33 người, gồm 9 cán bộ trẻ, 12 cán bộ nữ, 12 cán bộ người DTTS. Đến nay, sau khi rà soát, sàng lọc, tổng số cán bộ tham gia Đề án có 177 người; trong đó: cán bộ trẻ 86 người, cán bộ nữ 41 người và cán bộ người DTTS 50 người.

Việc xây dựng và thực hiện Đề án số 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã thể hiện tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược về công tác cán bộ của tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức về vai trò của công tác xây dựng, tạo nguồn đội ngũ cán bộ để đảm bảo tỷ lệ, cơ cấu trẻ, nữ, DTTS tham gia cấp ủy và lãnh đạo, quản lý các cấp ngày càng được nâng lên; các cấp ủy, tổ chức đảng đã tích cực cụ thể hóa Đề án phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương mình. 

Các nội dung về quản lý cán bộ tham gia Đề án được triển khai thực hiện nghiêm túc từ khâu tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, điều động, bố trí, sử dụng, nhận xét, đánh giá, rà soát, sàng lọc, đảm bảo đồng bộ, liên thông với các quy định, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về công tác cán bộ. Đội ngũ cán bộ tham gia Đề án đã có sự trưởng thành về nhận thức, có bản lĩnh và ý thức trách nhiệm, được bố trí đảm nhận nhiều cương vị lãnh đạo, quản lý của các cấp, các ngành, phát huy tốt năng lực, sở trường trên cương vị công tác. 

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Đề án 11
 
Đồng chí Chu Đình Ngữ - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết thêm: Để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án 11 của Tỉnh ủy, trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Đó là: tiếp tục lãnh đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị thường xuyên quán triệt về mục đích, ý nghĩa, nội dung của Đề án; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác tạo nguồn cán bộ; xác định việc xây dựng và tạo nguồn cán bộ trẻ, nữ, DTTS là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trực tiếp là các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, trước hết là người đứng đầu.
 
Quan tâm thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ của Đề án; kết hợp lồng ghép thành phần cán bộ thuộc Đề án vào các chương trình, hội nghị hợp tác, xúc tiến đầu tư của tỉnh; tổ chức các đoàn cán bộ Đề án học tập kinh nghiệm tại các địa phương có những mô hình điển hình, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, đầu tư, phát triển thương mại, dịch vụ… để có thêm kinh nghiệm hoạt động thực tiễn.

Bám sát quy định, hướng dẫn của Trung ương và mục tiêu của Đề án, thực hiện tốt việc rà soát, bổ sung quy hoạch đối với cán bộ tham gia Đề án theo chủ trương của Tỉnh ủy; gắn quy hoạch cán bộ thuộc Đề án với tổng thể quy hoạch cán bộ của tỉnh và quy hoạch các cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo liên thông, đồng bộ, gắn với bố trí, sử dụng cán bộ.

Tăng cường luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ theo các cấp độ để tạo môi trường, mở rộng tư duy, tầm nhìn, rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Thực hiện tốt công tác bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý đảm bảo thực chất, khách quan; tăng cường công tác đánh giá hằng năm, giao nhiệm vụ cụ thể và thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, triển vọng phát triển để có phương án quản lý, sử dụng cán bộ phù hợp, hiệu quả.

Thường xuyên thực hiện tốt công tác nhận xét, đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức thuộc Đề án đảm bảo các tiêu chí về đánh giá cán bộ theo quy định hiện hành... Đồng thời tiếp tục theo dõi, nắm tình hình các trường hợp không sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được trao đổi ý kiến về việc luân chuyển, điều động, biệt phái. Trên cơ sở đó xem xét, rà soát, sàng lọc, đưa ra khỏi Đề án những cán bộ không đáp ứng yêu cầu; chủ động phát hiện, lựa chọn, đề xuất cán bộ có đủ tiêu chuẩn, năng lực, phẩm chất chính trị và triển vọng, uy tín để giới thiệu, tuyển chọn bổ sung vào Đề án.

Tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị tiếp tục xây dựng môi trường thuận lợi và tạo điều kiện để cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người DTTS được rèn luyện, cống hiến; chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng, định hướng cụ thể để cán bộ thuộc Đề án học tập, rèn luyện, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. 

Bên cạnh đó, cán bộ tham gia Đề án cần nêu cao ý thức trách nhiệm, nhận thức rõ về quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia Đề án; chấp hành, thực hiện nghiêm các quy định, quy chế; xác định mục tiêu, động cơ phấn đấu, tích cực tu dưỡng, rèn luyện về tư tưởng, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, học tập, nâng cao trình độ, năng lực; xây dựng tác phong, lề lối làm việc khoa học, chuyên nghiệp, sâu sát cơ sở, gắn bó mật thiết với nhân dân; đề cao ý thức tổ chức kỷ luật, sẵn sàng đảm nhận mọi nhiệm vụ do tổ chức phân công, đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị, địa phương và của tỉnh.

Cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên nắm tình hình, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; định kỳ sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án để kịp thời điều chỉnh, khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc phát sinh; đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án đảm bảo mục tiêu, lộ trình đề ra.

Đức Toàn

Tags Đề án 11 Tỉnh ủy Yên Bái cán bộ Đỗ Đức Duy cán bộ nữ dân tộc thiểu số

Các tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo Kết quả thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội năm 2024.

Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân.

Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương từ ngân sách vui mừng phấn khởi trước chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện cải cách tiền lương; cử tri và Nhân dân đồng tình ủng hộ chủ trương sáp nhập các đơn vị hành chính.

Cán bộ Đề án 11 được điều động, luân chuyển tạo môi trường rèn luyện và trưởng thành

Ngày 08/8/2018, Tỉnh ủy Yên Bái ban hành Đề án số 11-ĐA/TU về "Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số (DTTS) thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035" (gọi tắt là Đề án số 11-ĐA/TU). Đến nay sau 5 năm thực hiện, Đề án đã đạt được những kết quả quan trọng, thể hiện tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược về công tác cán bộ của tỉnh trong giai đoạn hiện nay..

Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, nhờ thúc đẩy tăng thu, tiết kiệm chi, Chính phủ đã trích lập quỹ tiền lương đến nay được khoảng 560 nghìn tỷ đồng bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương trong 3 năm 2024 - 2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục