Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận (Yên Bái) thảo luận tại hội trường về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển giao thông đường bộ

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/11/2023 | 11:21:19 AM

YênBái - Thảo luận tại Hội trường sáng 9/11, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận cho rằng, việc ban hành và thực hiện Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm cấp vùng, liên vùng.

Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận cho rằng, Nghị quyết sẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng miền của cả nước.
Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận cho rằng, Nghị quyết sẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng miền của cả nước.


Tham gia ý kiến cụ thể, đại biểu bày tỏ quan điểm về nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm.
Tại Khoản 4, Điều 3 quy định: "Các dự án đề xuất phải thuộc một trong các nhóm chính sách đang đề xuất thí điểm của Nghị quyết này”; theo đại biểu, quy định như vậy là chưa đầy đủ, chưa rõ ràng. 

"Tôi đề nghị xem xét, sửa lại khoản 4 thành: "Các dự án đề xuất phải thuộc đối tượng có thể áp dụng một trong các nhóm chính sách thí điểm quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này”, đồng thời chuyển khoản này lên thành khoản 1 của Điều 4 vì đây là điều kiện tiên quyết, muốn áp dụng cơ chế thí điểm thì điều kiện tiên quyết là dự án đó phải thuộc nhóm có thể áp dụng một trong các chính sách thí điểm của nghị quyết này" - đại biểu đề xuất.

Về nội dung khoản 1 Điều 5 quy định: "Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua địa phương mình”, đại biểu cho rằng, quy định như vậy là chưa thật phù hợp và bao quát với mọi trường hợp vì thực tế hiện nay một dự án đường quốc lộ, cao tốc đi qua nhiều địa phương, trong đó có thể chỉ một số đoạn tuyến đi qua các địa phương có thể giao cho UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư, khi đó đoạn tuyến ấy sẽ được tách ra thành một dự án thành phần để giao cho địa phương làm chủ quản đầu tư. 

"Hiện nay trong dự thảo Nghị quyết dùng từ "dự án" thì có thể dẫn đến cách hiểu là dự án bao gồm toàn tuyến qua nhiều địa phương. Do vậy, để thuận lợi cho việc triển khai thực hiện, tôi đề nghị trong nghị quyết cần quy định rõ ràng hơn theo hướng: Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án hoặc dự án thành phần đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua địa phương mình; tức là bổ sung thêm cụm từ "dự án thành phần” - đại biểu nêu ý kiến. 

Đối với quy định ở điểm c khoản 2 Điều 5 trong dự thảo có nêu: "Căn cứ Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao UBND cấp tỉnh có khả năng bố trí nguồn vốn đầu  tư từ ngân sách địa phương (bao gồm cả vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương nếu có) làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua địa phương mình”, đại biểu đề nghị bỏ đoạn "có khả năng bố trí vốn đầu tư từ ngân sách địa phương (bao gồm cả vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương nếu có)".

Đại biểu lý giải, vấn đề này phải được xác định trước khi Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chứ không phải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xong rồi mới xem địa phương có khả năng thì giao làm chủ quản dự án  như quy định trong dự thảo hiện nay.


Đối với khoản 1 Điều 7 quy định về việc nhà đầu tư, nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ cho dự án hạ tầng giao thông đường bộ, đại biểu Luận cho rằng quy định như vậy là nhằm tháo gỡ khó khăn cho các dự án, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện. 

Tuy nhiên, việc miễn Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mới chỉ là một thủ tục, vì hiện nay các dự án khai thác khoáng sản nói chung, trong đó có dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phải bao gồm hai tài liệu rất quan trọng: một là, giấy phép khai thác khoáng sản; hai là, dự án đầu tư khai thác khoáng sản được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư. 

Trong dự thảo Nghị quyết mới chỉ quy định miễn Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nhưng chưa quy định có phải lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản trình cấp có thẩm quyền chấp nhận chủ trương đầu tư hay không là chưa đầy đủ. Mặt khác, theo quy định hiện hành việc đánh giá tác động môi trường, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng đều phải dựa trên hồ sơ dự án đầu tư. 

Phó trưởng đoàn Nguyễn Quốc Luận bày tỏ ý kiến: "Tôi đề nghị Quốc hội xem xét, cho áp dụng thêm cơ chế đặc thù theo hướng nhà đầu tư, nhà thầu thi công không phải lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản, đồng thời đơn giản hóa đối với các thủ tục về đánh giá tác động môi trường, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng… để việc khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ cho thi công các công trình giao thông đường bộ theo Nghị quyết thí điểm của Quốc hội được thuận lợi, đảm bảo tiến độ đề ra”.

Cuối cùng, nhận thấy rằng còn thiếu trách nhiệm của HĐND cấp tỉnh, đại biểu cho rằng đối với địa phương, việc dự thảo nghị quyết mới quy định trách nhiệm của UBND là chưa đầy đủ vì thực tế nội hàm trong các nội dung nghị quyết này đều quy định trách nhiệm của HĐND tỉnh. 

"Do vậy, tôi đề nghị quy định thêm về trách nhiệm, thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh trong Điều 9 để đảm bảo đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện nghị quyết” - đại biểu Luận phát biểu.

Hoàng Sâm - Minh Quang

Tags đại biểu Quốc hội thảo luận chính sách đặc thù Phó trưởng đoàn giao thông Nguyễn Quốc Luận kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV

Các tin khác
Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra công tác quy hoạch không gian phát triển đô thị tại thị xã Nghĩa Lộ

Chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa là kết thúc năm 2023. Để hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị theo Chương trình hành động 135 của Tỉnh ủy cần có sự nỗ lực lớn, quyết tâm cao của các cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu địa phương, đơn vị.

Lãnh đạo HĐND xã Đông Cuông giám sát việc thực hiện kế hoạch kiên cố hóa đường giao thông nông thôn tại thôn Trung Tâm.

Những năm qua, tổ chức và hoạt động của HĐND cấp cơ sở trên địa bàn huyện Văn Yên không ngừng được củng cố, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, từng bước khẳng định vị trí, vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở cơ sở.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc phát biểu tại phiên toàn thể ngày 8/11 tại Đại hội đồng UNESCO khóa 42.

Kỳ họp lần thứ 42 Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở thủ đô Paris - Cộng hòa Pháp, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch đại diện cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Phiên họp của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tiêu cực tỉnh Yên Bái

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch số 227/KH-UBND về Thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn thứ nhất từ năm 2023 đến năm 2026 và định hướng nội dung thực hiện giai đoạn tiếp theo đến năm 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục