Tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/7/2008 | 12:00:00 AM

Ngày 1/7, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tập trung thảo luận các giải pháp thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững trong các tháng cuối năm 2008.

6 tháng, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 16,5%. Ảnh: Chế biến gỗ rừng trồng ở Khu công nghiệp Đầm Hồng, thành phố Yên Bái.
6 tháng, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 16,5%. Ảnh: Chế biến gỗ rừng trồng ở Khu công nghiệp Đầm Hồng, thành phố Yên Bái.

Các đại biểu cho rằng từ Trung ương đến các địa phương cần phải tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhưng linh hoạt trong điều hành để vừa góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô vừa thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Bên cạnh đó, cần điều hành tỷ giá linh hoạt theo đúng cung cầu của thị trường để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu; đồng thời chống tình trạng đầu cơ thị trường ngoại tệ trong hệ thống các tổ chức tín dụng cũng như trên thị trường tự do.


Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và chịu tác động trực tiếp về biến động bất lợi của nền kinh tế thế giới, nhất là giá dầu, 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,5%; tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 16,5%; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt 4,5%; kim ngạch xuất khẩu đạt 29,7 tỷ USD; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới và tăng thêm đạt 31,6 tỷ USD.

6 tháng đầu năm, sản xuất nông nghiệp vượt qua nhiều khó khăn, đạt được kết quả tốt, nhất là được mùa lúa vụ đông-xuân, với sản lượng thóc đạt trên 18 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với vụ trước.

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt cao, trong đó có 8 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD; bước đầu thu hẹp nhập siêu. Chỉ số lạm phát đã có xu hướng giảm, với chỉ số giá tháng 6 chỉ tăng 2,14% - mức thấp nhất trong 6 tháng qua.


Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm, kinh tế-xã hội Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế: Tăng trưởng kinh tế tăng chậm lại, quý II, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,85%. Tỷ lệ nhập siêu vẫn ở mức cao, gần 14,8 tỷ USD, bằng 49,8% kim ngạch xuất khẩu trong khi thị trường tiền tệ còn diễn biến phức tạp, thị trường chứng khoán chưa ổn định, giá cả tiếp tục tăng cao.

(Theo TTXVN)

Các tin khác

Ngày 30/6, UBTVQH cho ý kiến vào dự thảo Pháp lệnh Công an xã. Theo dự thảo pháp lệnh thì công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở...

Hôm nay (1-7), Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử đảm nhận cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (HĐBA LHQ). Nhân sự kiện quan trọng này, ông Lê Hoài Trung - Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế (Bộ Ngoại giao), đã có cuộc trao đổi với báo giới về chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch HĐBA của Việt Nam trên cương vị và trọng trách đặc biệt này.

Đảng ủy Quân sự tỉnh Yên Bái: Bồi dưỡng đối tượng Đảng và lý luận chính trị cho đảng viên mới/Đảng bộ huyện Lục Yên: Kết nạp 109 đảng viên mới

YBĐT - Ngay sau khi có Nghị quyết số 49 - NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Tỉnh uỷ Yên Bái xác định rõ Nghị quyết là một chủ trương lớn, có ý nghĩa chiến lược của Đảng đối với công cuộc cải cách tư pháp, nhằm tạo sự chuyển biến đồng bộ giữa cải cách tư pháp với cải cách kinh tế và cải cách hành chính phục vụ sự nghiệp đổi mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục