Cần chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ nữ người dân tộc thiểu số
- Cập nhật: Thứ bảy, 13/9/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Ngày 10, 11 và 12/9/2008 Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc Quốc hội do đồng chí Triệu Thị Nái - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội làm trưởng đoàn đã đi khảo sát về thực trạng tình hình công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số, tình trạng bạo lực gia đình và thực hiện bình đẳng giới, lễ hội văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái.
|
Sau khi đi khảo sát tình hình thực tế tại huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ, ngày 12/8 Đoàn đã làm việc với UBND tỉnh. Báo cáo của UBND tỉnh nêu rõ: trong những năm qua tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách đào tạo sử dụng cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số. Từ đó, từng bước nâng cao về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước, trình độ chuyên môn nghiệp vụ... góp phần thay thế, bổ sung, sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ, theo tiêu chí, chức danh trong bộ máy chính quyền cơ sở.
Chất lượng, năng lực của nữ đại biểu dân cử và cán bộ dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao. Cấp tỉnh, có 51 đại biểu HĐND tỉnh thì có có 19 đại biểu nữ, trong đó có 12 người là nữ đại biểu người dân tộc thiểu số. Cấp huyện, có 289 đại biểu HĐND tỉnh, trong đó 92 đại biểu nữ và 40 đại biểu người dân tộc thiểu số. Cấp xã, có 4313 đại biểu HĐND tỉnh trong đó đại biểu nữ 984 người, nữ người dân tộc thiểu số là 495 người. Tuy nhiên tỷ lệ cán bộ chủ chốt là nữ dân tộc thiểu số vẫn còn thấp.
Từ năm 2000 đến quý I/2008 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 961 vụ bạo lực gia đình. Phần lớn người bị bạo lực trong gia đình là phụ nữ và trẻ em gái. Để đẩy lùi nạn bạo lực gia đình, những năm qua tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tích cực phối hợp tuyên truyền bằng nhiều hình thức giáo dục về gia đình, tư vấn, hòa giải...
Hội phụ nữ tỉnh đã thực hiện thí điểm "Xây dựng mô hình hợp tác toàn diện bảo vệ quyền phụ nữ cho nạn nhân bạo hành gia đình"; tổ chức hội thảo, tập huấn về giới - bình đẳng giới và bạo hành với phụ nữ, quyền phụ nữ... Về lễ hội văn hóa Yên Bái hiện lưu giữ được 64 lễ hội truyền thống, trong đó có 50 lễ hội dân gian và 14 lễ hội tôn giáo.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà đã kiến nghị Trung ương cần có chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ người dân tộc thiểu số. Có chính sách chọn cán bộ nguồn là người dân tộc thiểu số để đào tạo, bồi dưỡng và quan tâm hơn đến chính sách cử tuyển học sinh, sinh viên nữ đi học tại các trường đại học, cao đẳng. Đối với nữ đại biểu, nữ cán bộ là người dân tộc thiểu số đang hoạt động ở vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn cần có chính sách đãi ngộ...
Phát biểu tại buổi làm việc đồng chí Triệu Thị Nái đánh giá cao Yên Bái đã có những chính sách cụ thể cho việc quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ nữ nói chung và cán bộ người dân tộc thiểu số nói riêng. Tuy nhiên, tỉnh cần dành nguồn ngân sách thích đáng cho công tác đào tạo cán bộ nữ dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động du lịch, lễ hội. Tìm các giải pháp thiết thực đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình...
Ngọc Tú
Các tin khác
Việc làm tốt công tác quy hoạch và xây dựng các cụm, tuyến dân cư vượt lũ và xây dựng các khu đô thị mới bên cạnh hàng loạt khu công nghiệp đang được triển khai tại Long An sẽ là cơ sở để hình thành những mô hình mới về việc xây dựng nông thôn mới; giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Mỹ John Negroponte bày tỏ vui mừng trước quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam-Mỹ ngày càng phát triển tốt đẹp trong khuôn khổ xây dựng đối tác hữu nghị, hợp tác nhiều mặt.
YBĐT - Ngày 11/9, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã tổ chức buổi làm việc với một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các đồng chí Hoàng Xuân Lộc - Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Hoàng Thương Lượng - Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc làm việc.
YBĐT - Nằm ở trung tâm của huyện Văn Chấn (Yên Bái), xã Sơn Thịnh là nơi chung sống của đồng bào 13 dân tộc anh em. Nghề nghiệp chính của người dân là trồng lúa nước, trồng rừng, cây chè và cây hoa màu.