Chính phủ cần tăng việc hỗ trợ vốn trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/5/2009 | 12:00:00 AM

YBĐT - Thảo luận tại hội trường, ông Nguyễn Văn Tuyết – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đề nghị Chính phủ cần tăng việc hỗ trợ trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân, hạn chế qua các khâu trung gian, nhất là trong tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ lãi suất và tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh nông sản nhất là kinh doanh xuất khẩu.

Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường ngày 26/5.
Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường ngày 26/5.

Tiếp tục kỳ họp thứ 5, quốc hội khoá XII, trong hai ngày 26, 27/5, quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2008; tình hình thực hiện kế hoách kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2009 trong những tháng đầu năm 2009 (bao gồm cả các vấn đề việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, bội chi ngân sách, phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ năm 2009, việc miễn giảm, giãn thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân).

Trong ngày đầu thảo luận tại hội trường, hầu hết các đại biểu đã nhất trí cáo với báo cáo và các kết quả đã đạt trong thời gian qua. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến của các đại biểu cũng không khỏi ái ngại trong khi nền kinh tế việt Nam tiếp tục còn nhiều khó khăn, thách thức, sự suy thoái ngày càng sâu của nền kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến thị trường hàng hoá xuất khẩu, thị trường vốn và các hoạt động du lịch. 

Nguyễn Văn Tuyết - Đại biểu tỉnh Yên Bái băn khoăn: mục tiêu tăng trưởng kinh tế hiện nay chủ yếu là do tăng nguồn vốn đầu tư, nhưng hiệu quả sử dụng nguồn vốn vẫn còn hạn chế, hệ số ICO ngày càng tăng. năm 2007 hệ số này là 5,2% thì đến năm 2008 hệ số ICO tăng lên 6,68%, trong khi đó tốc độ tăng trương kinh tế thì giảm từ 8,46% năm 2007 xuống còn 6,18% năm 2008.

Theo ông Tuyết thì đây là vấn đề được nêu nhiều, cần được phân tích rõ ràng, thấu đáo để thấy rõ hơn về hiệu quả đầu tư và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê hệ số ICO tính theo vốn đầu thực hiện trong giai đoạn 2000-2007 thì kinh tế quốc doanh là 7,8; kinh tế ngoài quốc doanh là 3,2, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 5,2. Đâu là vấn đề cần có giải pháp khắc phục hướng đầu tư trong thời gian tới.

Ông Tuyết cũng đề nghị Chính phủ cần tăng việc hỗ trợ trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân, hạn chế qua các khâu trung gian, nhất là trong tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ lãi suất và tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh nông sản nhất là kinh doanh xuất khẩu.

Đối với các tỉnh miền núi, khó khăn ngân sách về ngân sách nhà nước, việc thực hiện các chương trình, dự án như kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên thì không nên đặt vấn đề phải có vốn đối ứng. Vấn đề này, ông Tuyết cho rằng: Tỉnh nghèo không có vốn đối ứng, chương trình sẽ bị chậm và không đạt hiệu quả, nên đồng chí đề nghị Chính phủ cần hỗ trợ 100% vốn cho các chương trình này.

Ông cũng tán thành việc Chính phủ đề nghị phát hành trái phiếu Chính phủ 20.000 tỷ đồng để đầu tư cho các công trình giao thông thuỷ lợi. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả trái phiếu của Chính phủ, ông Tuyết đề nghị cần đầu tư một cách tập trung, đồng bộ, làm đến đâu hoàn thành đến đó, tránh tình trạng dàn trải. Ông đưa ra ví dụ: nếu đầu tư đường mà không có cầu, không có cống rảnh thì không phát huy hiệu quả và dẫn đến lãng phí tiền của.

Trong công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng, Ông Tuyết đề nghị Chính phủ cần giao kế hoạch đủ số diện tích rừng cần bảo vệ. Ông nêu ra ví dụ cụ thể ở Yên Bái: là diện tích rừng cần được bảo vệ là 165.436ha nhưng kế hoạch chỉ giao chỉ tiêu có kinh phí bảo vệ rừng chỉ có 32.000ha bằng 19,3% số diện tích rừng cần được bảo vệ.

Vì vậy, Chính phủ nên giao kế hoạch đủ kinh phí cho số diện tích rừng cần được bảo vệ để cho người dân có điều kiện giữ rừng tốt hơn và mức khoán cho rừng khoanh nuôi trên một ha là 200.000 đồng.

Trong vấn đề bội chi ngân sách, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết đã đề nghị Chính phủ về mức bội chi ngân sách là dưới mức 8%. Ông cho rằng, trong tình hình khó khăn như hiện nay việc tăng bội chi ngân sách là cần thiết nhưng mức Chính phủ đề là 8% là quá cao. Vì nếu cộng cả phần trăm chi từ nguồn phát hành trái phiếu chính phủ 64.000 tỷ đồng và tạm ứng ngân sách nhà nước thì mức bội chi có thể lên tới trên 10%, vì vậy chỉ nên quy định mức bội chi ngân sách không quá 7%.

Ông Tuyết cũng nhất trí với phương án giảm miễn toàn bộ thuế thu nhập cá nhân đối với các đối tượng đã được giãn thuế trong 6 tháng đầu năm và đồng tình với phương án tiếp tục miễn thuế thu nhập cá nhân, đầu tư và chuyển nhượng vốn trong năm 2009 để khuyến kích thị trường tài chính phát triển. Nhưng ông không tán thành với việc tiếp tục miễn giảm thuế thu nhập cá nhân cho các đối tượng khác trong 6 tháng cuối năm. Vì ông cho rằng: nếu miễn giảm cho các đối tượng thì sẽ tăng thêm nguồn thu, có như vậy mới góp thêm vào việc giảm bội chi ngân sách.

Văn Tuấn

Các tin khác
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại buổi làm việc.

YBĐT - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái tại buổi làm việc với Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái ngày 27/5. Cùng đi còn có lãnh đạo sở: Giáo dục và đào tạo, Tài chính, Kế hoạch đầu tư, Nội vụ, Xây dựng và Văn hoá Thể thao và Du lịch.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đọc diễn văn bế mạc FMM9

Sau hai ngày làm việc, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Á-Âu lần thứ 9 (FMM9) với chủ đề “Tăng cường quan hệ đối tác Á-Âu nhằm ứng phó với khủng hoảng kinh tế-tài chính và các thách thức toàn cầu” đã kết thúc tốt đẹp tại Hà Nội ngày 26/5.

YBĐT - Ngày 26/5, Đoàn công tác của Tỉnh ủy và Báo Thái Nguyên đã đến thăm, làm việc với Báo Yên Bái để tìm hiểu về công tác tổ chức cán bộ và công tác tuyên truyền, xuất bản của Báo Yên Bái.

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Xuân Lộc kiểm tra điều chỉnh quy hoạch chi tiết trục đường km5 - Yên Bình.

YBĐT - Đây là dự án trọng điểm của tỉnh có tầm quan trọng về nhiều mặt, vì vậy Ban quản lý dự án và các sở ngành liên quan phải chọn phương án tối ưu nhất khi thiết kế kỹ thuật các hạng mục điều chỉnh bổ sung để cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức đấu thầu, xây lắp ngay - Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Xuân Lộc chỉ đạo như vậy khi kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án đường Km 5 - Yên Bình trong sáng 26/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục