Tăng cường chống tội phạm ngành Ngân hàng
- Cập nhật: Thứ năm, 31/7/2014 | 7:49:32 AM
Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vừa ban hành kế hoạch thực hiện tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm trong ngành Ngân hàng.
Ảnh minh họa
|
Ngày 29/7/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định số 1491/QĐ-NHNN về việc ban hành Kế hoạch về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm trong ngành Ngân hàng (thực hiện theo Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 28/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội) .
Mục đích của Kế hoạch là thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, yêu cầu đề ra trong Nghị quyết số 63/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, tập trung nâng cao hiệu quả phòng ngừa, phát hiện, phối hợp với Cơ quan điều tra, xử lý tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, tội phạm về tham nhũng; làm giảm các loại tội phạm liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Chủ động phòng ngừa, kiềm chế và làm giảm sự gia tăng tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản có thể xảy ra.
Đồng thời, kịp thời phát hiện tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng, cảnh báo cho các tổ chức tín dụng; công khai minh bạch trong hoạt động; xử lý trách nhiệm người đứng đầu trực tiếp cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tội phạm tham nhũng.
Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng đặt dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo toàn diện của Ban Cán sự Đảng NHNN, sự quan tâm sát sao của các cấp ủy Đảng, của lãnh đạo các tổ chức tín dụng. Không ngừng nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Chính phủ và của ngành Ngân hàng về công tác phòng, chống tội phạm; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp và phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể trong phong trào phòng, chống tội phạm trong ngành Ngân hàng.
Kế hoạch bao gồm những nhiệm vụ, giải pháp rất cụ thể. Trong đó có tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình thực hiện Nghị quyết số 63/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm ban hành kèm theo Quyết định số 312/QĐ-TTg; Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống tội phạm;
Tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác tiếp nhận xử lý đơn thư tố giác, tin báo về tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, tội phạm và kiến nghị hình thức xử lý phù hợp, đảm bảo mọi tố giác và tin báo về tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, tội phạm đều được tiếp nhận và xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp khuyến khích và bảo vệ người tố giác tham nhũng, tội phạm; xử lý nghiêm các hành vi trả thù người tố giác tội phạm, tố cáo tham nhũng hoặc lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để kích động gây rối an ninh, trật tự; Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các lĩnh vực liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước; lĩnh vực huy động vốn, cấp tín dụng, kế toán, thanh toán, cấp phép hoạt động ngân hàng, phân cấp, ủy quyền trong lĩnh vực cấp tín dụng, đầu tư, tài chính, chi tiêu, công tác tổ chức cán bộ và giám sát hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân…
Quyết định số 1491/QĐ-NHNN cũng yêu cầu các cấp ủy Đảng, tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong ngành Ngân hàng chủ động nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác phòng, chống tham nhũng, phòng chống tội phạm. Các đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai, cụ thể hóa các nhiệm vụ chuyên môn gắn với công tác phòng, chống tội phạm vào chương trình nhiệm vụ hàng năm của cơ quan, đơn vị đến toàn thể cán bộ. Thủ trưởng các Vụ, Cục, đơn vị sự nghiệp thuộc NHNN; Chủ tịch HĐQT, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên quản lỷ tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; Chủ tich HĐQT, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc các NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Hợp tác xã, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tiếp tục thực hiện nghiêm nhiệm vụ được giao…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
(Theo VnMedia)
Các tin khác
YBĐT - Ngày 30/7, đoàn công tác của UBND tỉnh Yên Báido đồng chí Hoàng Xuân Nguyên – Phó chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã đi thăm mô hình phát triển kinh tế trang trại tại huyện Yên Bình.
YBĐT - Trong những năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã Tú Lệ (Văn Chấn) luôn chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tu sửa kênh mương thủy lợi, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Trong đó, xã đặc biệt quan tâm đến việc tăng diện tích gieo trồng và tìm hướng đi cho sản phẩm gạo đặc sản nếp tan Tú Lệ cùng với phát triển chăn nuôi theo hướng bán trang trại.
Sau thời hạn 1 năm thực hiện bình ổn giá sữa, Cục Quản lý giá sẽ có đánh giá tổng kết báo cáo Chính phủ.
YBĐT - Ngày 29/7, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh Yên Bái đã tiến hành đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm, triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2014. Đồng chí Tạ Văn Long – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Ngân hàng CSXH tỉnh dự và chủ trì hội nghị (ảnh).