Mù Cang Chải: Đồng bộ các giải pháp giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/2/2018 | 8:16:16 AM

YBĐT - Theo cuộc tổng điều tra rà soát hộ nghèo theo chuẩn đa chiều mới, tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 của huyện Mù Cang Chải chiếm 66,79% và cuối năm 2017 giảm xuống còn 59,27%. Để đạt được mục tiêu trên, huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo.

Nhân dân huyện Mù Cang Chải tích cực tham gia mở đường giao thông nông thôn.
Nhân dân huyện Mù Cang Chải tích cực tham gia mở đường giao thông nông thôn.

Mù Cang Chải là huyện vùng cao, chiếm trên 90% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, trình độ dân trí không đồng đều, tập quán canh tác còn lạc hậu… 

Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, những năm qua, huyện đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Trung ương, tỉnh, huyện và các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh quan tâm dành nguồn lực đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu như: hệ thống công trình đường giao thông kết nối liên vùng; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như: điện, đường, trường, trạm.
 
Cùng với đó là các chương trình dự án đầu tư cho các tiểu dự án sinh kế trực tiếp tại các thôn bản và người dân về giống cây trồng, vật nuôi, công cụ  sản xuất… tạo điều kiện cho các hộ phát triển kinh tế, cải thiện đời sống để thoát nghèo bền vững.
 
Năm 2017, tổng nguồn vốn đầu tư cho Chương trình giảm nghèo trên địa bàn đạt trên 57,7 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là trên 39,7 tỷ đồng và vốn sự nghiệp là trên 18 tỷ đồng. Từ nguồn vốn trên, huyện đã thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm với kinh phí 8 tỷ 009 triệu đồng (hỗ trợ phát triển sản xuất trên 7,1 tỷ đồng và dạy nghề 879 triệu đồng).
 
Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh phí trên 26,5 tỷ đồng với các hạng mục công trình như: công trình đường giao thông xã Chế Tạo, tổng chiều dài 4,5 km, 380 hộ được hưởng lợi; thực hiện 4 công trình chuyển tiếp từ năm trước sang năm 2017 gồm: đường đến trung tâm xã Mồ Dề, dài 3.200 m; công trình thủy lợi quy mô tưới cho 45 ha ruộng nước, có 783 hộ dân được hưởng lợi; công trình thủy lợi Nả Đở, xã Cao Phạ, quy mô tưới cho 10 ha, 80 hộ được hưởng lợi; công trình thủy lợi xã La Pán Tẩn, quy mô tưới cho 8 ha; công trình thủy lợi xã Kim Nọi với chiều dài 495m…

Cùng với đó, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, các tiểu dự án hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô  hình giảm nghèo cũng được đặc biệt quan tâm và triển khai trên địa bàn toàn huyện, với kinh phí thực hiện 12 tỷ 484 triệu đồng gồm: hỗ trợ vắc-xin tiêm phòng cho gia súc, gia cầm với 28.000 liều tụ huyết trùng cho trâu, bò và 24.000 liều tụ huyết trùng lợn tại 13 xã.
 
Hỗ trợ sản xuất với kinh phí 2 tỷ 379 triệu đồng (hỗ trợ giống lúa đông xuân năm 2016 - 2017 cho 736 hộ, kinh phí 347 triệu đồng; hỗ trợ giống lúa mùa cho 514 hộ, kinh phí 240 triệu đồng; hỗ trợ giống ngô các loại cho 7.489 hộ, kinh phí 1 tỷ 793 triệu đồng. Ngoài ra, người dân còn được hỗ trợ về phân bón, tiền giao khoán bảo vệ rừng và máy móc phục vụ cho sản xuất… kinh phí thực hiện 9 tỷ 381 triệu đồng.
 
Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Từ các chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng đến hỗ trợ phát triển sản xuất, đã giúp cho người dân trong huyện thay đổi tập quán canh tác truyền thống, chú trọng hơn đến việc đầu tư thâm canh, từ đó tạo bước chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập, bảo đảm an ninh lương thực cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững. Diện tích cây lương thực của huyện từ 10.550 ha năm 2016, tăng lên 10.616 ha năm 2017, tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 41.461 tấn. Từ đây, góp phần quan trọng để năm 2017 huyện giảm 7,52% hộ nghèo (vượt chỉ tiêu của huyện đề ra 0,52% và 1,02% so với chỉ tiêu của tỉnh giao”.  

Để hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 của huyện đã đề ra trong thời gian tới huyện xác định: tăng cường phối hợp tốt với các cấp, ngành, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình dự án; tập trung giúp đỡ hộ nghèo; quan tâm hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo; nhân rộng những mô hình giảm nghèo hiệu quả...; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các chương trình dự án được đầu tư, nhằm sớm phát hiện, chấn chỉnh những vi phạm và xử lý nghiêm minh các sai phạm theo quy định của pháp luật.

Thạch Phong

Các tin khác

YBĐT - Tết Nguyên đán đang cận kề và mùa khô đã đến. Đây là thời điểm hoạt động khai thác, vận chuyển lâm sản và động vật rừng trái phép thường diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao. 

YBĐT - Sau 6 tháng dùng Emina, cá lớn nhanh hơn, nước ao trong sạch hơn, tăng lượng ô xi cho cá, không còn hiện tượng cá chết nhiều lúc giao mùa, không bị nấm, tôm phát triển nhiều hơn và cũng không dạt vào bờ do thiếu ô xi như trước, nước trong ao hết hẳn mùi hôi tanh. 

Cần giữ ấm và mặc áo cho gia súc. (Ảnh minh hoạ)

YBĐT - Thời tiết rét hại kéo dài đã làm số gia súc chết của tỉnh Yên Bái tăng nhanh, lên đến 325 con. Đặc biệt, cả 5 huyện, thị vùng cao của tỉnh (trong đó cả 4 huyện, thị phía Tây), đều đã có gia súc chết rét,gồm Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, thị xã Nghĩa Lộ và Lục Yên,

Thú y viên cơ sở xã Động Quan, huyện Lục Yên kiểm tra trâu có biểu hiện mắc bệnh lở mồm long móng.

YBĐT - Thời tiết rét đậm, rét hại kèm theo mưa phùn kéo dài, độ ẩm môi trường cao, đặc biệt, việc kinh doanh, vận chuyển và giết mổ gia súc, gia cầm tăng cao dịp trước và sau tết là điều kiện thuận lợi dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, bùng phát. Do đó, chính quyền địa phương, các ngành chức năng cùng người chăn nuôi cần tăng cường công tác phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục