Lục Yên lấy công nghiệp làm khâu đột phá

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/12/2019 | 11:17:24 AM

YênBái - Đến nay, trên địa bàn huyện có trên 150 doanh nghiệp và 33 hợp tác xã. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nếu như năm 2015 chỉ đạt 1.026 tỷ đồng thì tới năm 2019 đã đạt 1.790 tỷ đồng.

Nhiều cơ sở sản xuất, chế biến đá trên địa bàn huyện đầu tư máy móc hiện đại để xẻ đá tấm lớn.
Nhiều cơ sở sản xuất, chế biến đá trên địa bàn huyện đầu tư máy móc hiện đại để xẻ đá tấm lớn.

Là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ là những rào cản khiến sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) ở Lục Yên khó bứt phá.

Tuy nhiên, phát huy những lợi thế từ nguồn tài nguyên khoáng sản và các nguyên liệu lâm sản, huyện Lục Yên đã và đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ. Cùng đó, chú trọng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng, an ninh trật tự để các doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, những năm gần đây, các doanh nghiệp đến đầu tư tại huyện Lục Yên ngày một tăng. 

Đến nay, trên địa bàn có trên 150 doanh nghiệp và 33 hợp tác xã. Giá trị sản xuất CN - TTCN tăng mạnh qua các năm. Nếu như năm 2015 chỉ đạt 1.026 tỷ đồng thì tới năm 2019 đã đạt 1.790 tỷ đồng; dự ước năm 2020 đạt 1.935 tỷ đồng.

Giai đoạn 2016 - 2020, được sự quan tâm hỗ trợ từ các cấp chính quyền, từ nguồn kinh phí khuyến công, địa phương đã giúp nhiều cơ sở mở rộng quy mô sản xuất tạo việc làm, thu nhập cho người lao động. 

Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất và đi vào hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, qua đó đã giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương. 

Năm 2019, sản lượng khai thác và chế biến đá Block là 90.813 m3; đá Marble 394.500 m2; gạch xây 137.655.000 viên; gỗ ván bóc 206.620 m3; đá xẻ tấm lớn 698.500 m2; đá xẻ tấm nhỏ 890.000 m2

Một số sản phẩm tiểu thủ công nghiệp từng bước tạo dựng được uy tín và có chỗ đứng trên thị trường như: tranh đá quý, các sản phẩm đá cảnh, tượng đá... Một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp mới cùng phát triển như chế tác đá, mây tre đan, may mặc...  

Giá trị sản xuất CN - TTCN của Lục Yên những năm vừa qua về cơ bản vẫn giữ được mức tăng trưởng cao, tuy nhiên, vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của một huyện nhiều tài nguyên, khoáng sản. Nguyên nhân khách quan là do điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển CN - TTCN chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. 



Sản phẩm đá xẻ Lục Yên có giá trị cao, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. 

Bên cạnh đó, các ngành nghề CN - TTCN tại địa phương hầu hết hình thành ở quy mô nhỏ, hộ gia đình nên hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa mang lại giá trị kinh tế cao; tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường... 

Nhằm phát huy thế mạnh về lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên; khai thác các nguồn lực tại chỗ, huyện Lục Yên tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển CN - TTCN, tạo việc làm cho người lao động, tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư các trang thiết bị tiên tiến để tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao. 

Ông Đoàn Đức Trường - Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện cho biết, huyện đang từng bước xây dựng, mở rộng và đưa vào hoạt động cụm công nghiệp thị trấn Yên Thế. Đến nay, đã thu hút được 4 doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy. 

Cùng đó, huyện thực hiện các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của Nhà nước; ứng dụng các công nghệ mới tiên tiến vào sản xuất, khai thác các tiềm năng thế mạnh của địa phương, phát triển mạnh, vững chắc các ngành CN - TTCN của huyện để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa trong giai đoạn tới. 

Lục Yên cũng tiến hành tổ chức sắp xếp lại sản xuất cho các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, tạo sức mạnh cho việc mở rộng sản xuất, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất. 

"Huyện ưu tiên các ngành nghề truyền thống và có chính sách cho vay ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các cá nhân sản xuất tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo môi trường thuận lợi cho các cá nhân và các tổ chức đầu tư sản xuất" - ông Trường nói. 

 Phạm Quang

Tags Lục Yên doanh nghiệp hợp tác xã tổ hợp tác chế tác đá mây tre đan may mặc

Các tin khác
Lãnh đạo xã Hưng Thịnh kiểm tra vườn cây ăn quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Những năm gần đây, cuộc sống của người dân xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên đang có sự thay đổi mạnh mẽ nhờ phát triển cây ăn quả. Người dân từng bước áp dụng thành công tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đưa nhiều loại cây có giá trị vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đến thời điểm này, huyện Trạm Tấu đã thực hiện đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Trạm Tấu khóa XV, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra. Trong đó, chỉ tiêu về tổng sản lượng lương thực đã cán đích từ rất sớm, góp phần đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo cho đồng bào các dân tộc trong huyện.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị.

Sáng nay, 23-12, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp mang chủ đề “Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp – Hội nhập, hiệu quả, bền vững” đã diễn ra với sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Một cơ sở chưng cất tinh dầu quế ở xã Xuân Ái.

Phát huy lợi thế có nhiều đất rừng, Xuân Ái không chỉ trồng rừng kinh tế đơn thuần mà lấy cây quế làm cây chủ lực kết hợp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình gia trại, nông trại làm hàng hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục