Hưng Thịnh đổi thay nhờ cây ăn quả

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/12/2019 | 11:15:25 AM

YênBái - Những năm gần đây, cuộc sống của người dân xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên đang có sự thay đổi mạnh mẽ nhờ phát triển cây ăn quả. Người dân từng bước áp dụng thành công tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đưa nhiều loại cây có giá trị vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Lãnh đạo xã Hưng Thịnh kiểm tra vườn cây ăn quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Lãnh đạo xã Hưng Thịnh kiểm tra vườn cây ăn quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Gia đình ông Hà Thế Mạch ở thôn Khang Chính, xã Hưng Thịnh là một trong những hộ trồng cây ăn quả có múi đã lâu năm. Nhận thấy đất đai, khí hậu phù hợp nên ông Mạch quyết định cải tạo toàn bộ diện tích chè già cỗi, vườn tạp kém hiệu quả để trồng các loại cây ăn quả có múi như: cam sành, cam đường canh, bưởi Diễn, chanh đào, chanh tứ thời... 

Hiện, ông có hơn 2 ha cây ăn quả các loại, mỗi năm cho thu nhập 300 - 400 triệu đồng. Ông Mạch chia sẻ: "Ở đất Hưng Thịnh này, tôi không thấy loại cây trồng nào mang lại hiệu quả kinh tế cao bằng cây ăn quả. Diện tích cây ăn quả của tôi có hơn 2 ha đang cho thu hoạch, được tư thương đến tận nhà thu mua. Năm trước, tôi thu khoảng 5 tấn cam đường canh, bưởi. Năm nay, tôi đang bắt đầu thu hái những lứa cam đầu tiên và được thương lái đến mua tận vườn với giá 20.000 - 25.000 đồng/kg”. 

Cũng giống như ông Mạch, thời gian qua, nhiều hộ ở thôn Khang Chính đã chuyển đổi những diện tích cấy lúa bấp bênh, diện tích trồng chè già cỗi, đất đồi trồng keo, bồ đề có thu nhập thấp sang trồng cây ăn quả. 

Hộ ít cũng một vài sào, hộ nhiều trồng 5 - 7 ha. Hiện, cả thôn Khang Chính đã có  hơn 60 hộ dân trồng cây ăn quả, toàn thôn hiện có hơn 45ha cây ăn quả có múi với các giống cam Vinh, cam đường canh, bưởi Diễn, bưởi da xanh, chanh tứ thời... 

Ông Phạm Văn Sinh - Trưởng thôn Khang Chính cho biết: "Nhờ trồng cây ăn quả có múi, nhiều hộ trong thôn đã vươn lên thoát nghèo, xây dựng nhà ở khang trang, đóng góp tích cực để xây dựng thôn, xã đạt chuẩn nông thôn mới”.

Từ ngày chuyển đổi sang trồng các cây ăn quả, hiệu quả sản xuất của xã Hưng Thịnh nâng lên rõ rệt, đời sống nông dân thay đổi nhanh chóng. Nhà ít thì một năm cũng lãi vài chục triệu đồng, nhà nhiều thì lãi hàng trăm triệu đồng và một số hộ có thu nhập khoảng 1 tỷ đồng từ cây ăn quả mỗi năm. 

Sản phẩm từ các loại cây ăn quả có múi của xã Hưng Thịnh có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, an toàn nên luôn bán được giá cao, ổn định từ 20.000 - 25.000 đồng/kg. Hàng năm, xã cung cấp cho thị trường hàng nghìn tấn sản phẩm trái cây các loại, đem lại thu nhập khoảng 20 tỷ đồng. 

Ngoài ra, các hộ còn liên kết xây dựng 9 tổ hợp tác trồng cây ăn quả và 1 hợp tác xã cây ăn quả với 13 thành viên. Các thành viên trong hợp tác xã liên kết chặt chẽ với nhau từ việc lựa chọn giống cây đưa vào trồng và đưa 30 ha cây ăn quả vào sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP… 

Anh Mai Văn Tình - Giám đốc Hợp tác xã Cây ăn quả Hưng Thịnh cho biết: "Hiện tại, chúng tôi đang xây dựng các vườn cây ăn quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP để đưa các giống cây ăn quả đặc sản vào trồng, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao cung cấp cho thị trường”. 

Ông Nguyễn Gia Hồng - Chủ tịch UBND xã Hưng Thịnh khẳng định: "Nhờ mạnh dạn chuyển đổi những diện tích đất trồng lúa, trồng chè và các loại cây trồng khác sang trồng cây ăn quả có múi, đời sống của người dân xã Hưng Thịnh được cải thiện khá nhanh. Dự kiến đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của xã sẽ giảm còn 4,16%. Diện mạo nông thôn xã Hưng Thịnh với hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan ngày càng được cải thiện rõ rệt”. 

Thời gian tới, xã Hưng Thịnh tiếp tục chuyển đổi diện tích đất trồng cây nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có múi. Đồng thời, vận động bà con trồng, chăm sóc cây đúng kỹ thuật, đảm bảo tuyệt đối về an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm tạo dựng và giữ vững uy tín trên thị trường, góp phần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cây ăn quả của Hưng Thịnh, nâng cao giá trị kinh tế cho người dân. 

Anh Dũng

Tags Hưng Thịnh cây ăn quả VietGAP cam Vinh đường canh chanh tứ thời bưởi Diễn

Các tin khác

Đến thời điểm này, huyện Trạm Tấu đã thực hiện đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Trạm Tấu khóa XV, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra. Trong đó, chỉ tiêu về tổng sản lượng lương thực đã cán đích từ rất sớm, góp phần đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo cho đồng bào các dân tộc trong huyện.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị.

Sáng nay, 23-12, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp mang chủ đề “Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp – Hội nhập, hiệu quả, bền vững” đã diễn ra với sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Một cơ sở chưng cất tinh dầu quế ở xã Xuân Ái.

Phát huy lợi thế có nhiều đất rừng, Xuân Ái không chỉ trồng rừng kinh tế đơn thuần mà lấy cây quế làm cây chủ lực kết hợp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình gia trại, nông trại làm hàng hóa.

Người dân xã Mai Sơn chỉ thả trâu khi trời nắng ấm.

Lục Yên có 18.000 con trâu, 1.500 con bò và khoảng 10.000 con lợn. Nhiều năm trước, cứ mỗi mùa đông đi qua, do không chủ động được nguồn thức ăn dự trữ, chăn nuôi không đúng kỹ thuật, nên nhiều gia súc của nhiều hộ dân trên địa bàn bị chết rét, chết đói.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục