Phát triển nông nghiệp hàng hóa giá trị gia tăng cao, bền vững: “Then chốt” công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/10/2020 | 8:12:54 AM

YênBái - Sản xuất nông nghiệp Yên Bái những năm qua mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu... nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn đạt và duy trì ở mức khá, bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 5,13%/năm; cơ cấu nông - lâm nghiệp, thủy sản bình quân đạt 23,63% trong cơ cấu GRDP của tỉnh.

Nông dân Yên Bái đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp.
Nông dân Yên Bái đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp.

Từ một địa phương có nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, manh mún, tự cung, tự cấp, nay tỉnh đã hình thành rõ nét các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh có quy mô lớn với 10 sản phẩm nông - lâm nghiệp chủ lực: lương thực có hạt, chè, cây ăn quả, đàn gia súc chính, thủy sản, quế, sơn tra, tre măng Bát độ, dâu tằm, gỗ nguyên liệu. 

Tỉnh cũng hình thành được vùng lúa chất lượng cao 3.000 ha, vùng trồng dâu nuôi tằm gần 900 ha, vùng cây ăn quả có múi trên 5.000 ha, vùng quế 78.000 ha, vùng tre măng Bát độ gần 5.000 ha, vùng sơn tra trên 9.200 ha, rừng trồng gỗ nguyên liệu 90.000 ha... 

Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản năm 2019 đạt 7.193,4 tỷ đồng và năm 2020 này ước đạt 7.746 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 5.456 tỷ đồng (trồng trọt đạt 3.407 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 1.980 tỷ đồng, dịch vụ nông nghiệp đạt 69 tỷ đồng); lâm nghiệp đạt 1.950 tỷ đồng; thủy sản đạt 340 tỷ đồng. 

Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt năm 2020 ước đạt 65 triệu đồng/ha/năm, tăng 10,76 triệu đồng so với năm 2015. Nhiều mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu cao như: quế, chè, tinh bột sắn, măng và các sản phẩm từ gỗ rừng trồng với kim ngạch xuất khẩu đạt từ 30-40 triệu USD/năm (chiếm từ 30-40% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh).

Nhận thức của người dân từ sản xuất quảng canh, quy mô nhỏ lẻ đã chuyển mạnh sang sản xuất thâm canh, quy mô lớn, tập trung, hình thành các vùng sản xuất sản phẩm hàng hóa lớn. Các hình thức sản xuất nông nghiệp đã bắt đầu đi theo hướng liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, áp dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP cơ bản, VietGAP, GlobalGAP, Organic (hữu cơ)... 

Yên Bái đã phát triển 10 sản phẩm đặc sản: lúa nếp Tú Lệ, bưởi Đại Minh, cam sành Lục Yên, sơn tra, chè Shan hữu cơ, gà đen đặc sản vùng cao, lợn bản địa, vịt bầu Lâm Thượng, quế hữu cơ, cây dược liệu theo tiêu chuẩn "Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP. 

Những năm qua, Yên Bái có nhiều cơ chế, chính sách trong thu hút đầu tư, nhất là đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và bước đầu thu được kết quả khả quan. 

Tiêu biểu là Dự án chăn nuôi, chế biến thỏ công nghệ cao có vốn đầu tư 78,6 triệu USD tại huyện Văn Chấn của Tập đoàn Nippon Zoki, Nhật Bản; các mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới, trồng rau thủy canh; ghép cải tạo và áp dụng quy trình tưới nhỏ giọt, phun mưa đối với rau, chè, cam, quýt, bưởi...

Cùng đó là những mô hình cải tạo đàn trâu, bò, lợn bằng phương pháp truyền tinh nhân tạo; nuôi cá lồng thâm canh trên hồ Thác Bà; sản xuất quế hữu cơ và công nghệ chế biến gỗ thành phẩm, chế biến tinh dầu quế... đã được triển khai thực hiện đạt kết quả tốt. 

Với mục tiêu đưa nông nghiệp thực sự là trụ đỡ của nền kinh tế, Yên Bái tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng, kỹ thuật cho phát triển sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch.

Có các cơ chế chính sách "đặc thù” thu hút doanh nghiệp có tiềm năng đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ kết hợp với các điểm du lịch: hồ Thác Bà, đầm Vân Hội; một số xã của huyện Mù Cang Chải, Văn Chấn (Nậm Khắt, Khau Phạ, La Pán Tẩn, Tú Lệ, Suối Giàng...) để hình thành vùng sản xuất các sản phẩm bản địa, đặc trưng có tiềm năng để xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm để đầu tư sản xuất hữu cơ. 

Tỉnh đã khuyến khích, ưu tiên các doanh nghiệp phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn OCOP để nâng cao giá trị gia tăng đối với các sản phẩm hàng hóa để phục vụ xuất khẩu, gồm chè, quế, măng tre Bát độ, tinh bột sắn, gỗ rừng trồng... và các sản phẩm tiêu dùng nội tiêu như gạo nếp Tú Lệ, rau, dâu tằm, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản hồ Thác Bà... gắn với đẩy mạnh phát triển sản xuất nông sản hàng hóa nguyên liệu theo quy trình VietGAP hay GlobalGAP, gắn xây dựng nông thôn mới với phát triển du lịch, dịch vụ

Tích cực hỗ trợ phát triển thị trường, xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy tiêu thụ nông sản, nhất là các sản phẩm chủ lực, đặc sản có khối lượng hàng hóa lớn; hỗ trợ các trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, liên kết hộ sản xuất với các doanh nghiệp, các cửa hàng, siêu thị để cung ứng các dịch vụ đầu vào cho sản xuất hoặc tiêu thụ nông sản, thực phẩm. 

Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là mục tiêu mà ngành nông nghiệp Yên Bái phải đạt được. 

Thanh Phúc

Tags nông nghiệp hàng hóa nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao VietGAP GlobalGAP nếp Tú Lệ bưởi Đại Minh cam sành Lục Yên sơn tra chè Shan gà đen lợn bản địa vịt bầu quế

Các tin khác
Sản phẩm nông sản Yên Bái quảng bá, giới thiệu tại BigC Thăng Long, Hà Nội.

Sở Công thương duy trì hoạt động cung cấp thông tin đều đặn, chính thống trên trang thông tin điện tử tại địa chỉ: www.sctyenbai.gov.vn và Sàn giao dịch điện tử tỉnh Yên Bái tại địa chỉ: www.sctyenbai.com; phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông tuyên truyền tới nhân dân những kênh bán hàng Việt Nam, gồm cả truyền thống và hiện đại theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.

Thành viên Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành sơ chế măng tre Bát độ. Ảnh: Hoài Văn

Hầu hết các xã của huyện Trấn Yên đã hình thành được những chuỗi giá trị bền vững. Chỉ riêng nghề tằm,Trấn Yên hiện đã có 8 hợp tác xã và 80 tổ hợp tác hoạt động liên kết sản xuất nuôi tằm và tiêu thụ sản phẩm kén tằm, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 800 thành viên và hàng nghìn hộ dân.

Nguồn vốn đầu tư hỗ trợ sản xuất của Chương trình 135 đã giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Yên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Đẩy mạnh hỗ trợ người dân tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi, cung cấp giống, vốn để phát triển sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn... là nhiệm vụ mà công tác giảm nghèo ở huyện Lục Yên nỗ lực thực hiện trong thời gian qua.

Toàn cảnh Lễ ký kết (Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia)

Dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội các huyện nghèo tỉnh Yên Bái” sẽ xây dựng 52,57 km đường miền núi, kèm theo hệ thống thoát nước, các công trình phòng hộ và hệ thống an toàn giao thông, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục