Yên Bái: Sau điều chỉnh giảm vốn, “ODA” cần tăng tốc!

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/11/2020 | 2:11:45 PM

YênBái - Từ nay đến cuối năm, Yên Bái còn khoảng 486 tỷ đồng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài cần được giải ngân. Quyết tâm chính trị đã rất cao nhưng các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư mới là những người quyết định kết quả giải ngâN này…

Trên 486 tỷ đồng vốn ODA cần được giải ngân trong hai tháng cuối năm là áp lực lớn khi nhiều dự án trọng điểm nhưng tiến độ chưa đáp ứng yêu cầu (ảnh minh họa).
Trên 486 tỷ đồng vốn ODA cần được giải ngân trong hai tháng cuối năm là áp lực lớn khi nhiều dự án trọng điểm nhưng tiến độ chưa đáp ứng yêu cầu (ảnh minh họa).

Năm 2020, Yên Bái được giao kế hoạch đầu tư công vốn vay nước ngoài là 881.307 triệu đồng để thực hiện 12 dự án. Nếu tính cả các nguồn kéo dài từ năm 2019 giải ngân năm 2020 thì tổng kế hoạch vốn năm 2020 là 1.196.805 triệu đồng. 

Xác định rõ việc đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn vay là yếu tố quan trọng để góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện kế hoạch về giải ngân; lãnh đạo UBND tỉnh trực tiếp kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm, các dự án có vốn giao lớn nhưng giải ngân chậm, giải ngân thấp để có biện pháp. Nhờ đó, đến 27/10, tổng giá trị giải ngân vốn vay nước ngoài đạt 542.128 triệu đồng, bằng 45,3% kế hoạch. 

Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn thấp hơn mức bình quân chung về giải ngân vốn đầu tư phát triển (hết tháng 10 đạt 66,3%). Nguyên nhân là do việc phối hợp giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các địa phương còn hạn chế; công tác giải phóng mặt bằng ở một số dự án gặp vướng mắc; một số dự án ký hiệp định muộn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhà tài trợ chưa sang Việt Nam để ký kết; một số dự án được giao kế hoạch vốn năm 2020 nhưng chưa được Bộ Tài chính cấp vốn; một số dự án phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh bổ sung dự án và phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ làm kéo dài thời gian, chậm tiến độ giải ngân. Từ đó, một số dự án đề nghị điều chỉnh giảm kế hoạch vốn năm 2020. 

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong 12 dự án được giao kế hoạch vốn ODA năm 2020 có 6 dự án không có khả năng giải ngân hết kế hoạch vốn giao với tổng vốn 143.500 triệu đồng (ngân sách Trung ương cấp phát 138.233 triệu đồng, vốn tỉnh vay lại là 5.277 triệu đồng) - đây là các dự án gặp vướng mắc về các thủ tục điều chỉnh dự án, tiến độ rút vốn, tiến độ ký hiệp định, tiến độ thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định của nhà tài trợ. 

Tính cả nguồn vốn chuyển tiếp từ năm 2019 sang năm 2020, UBND tỉnh đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh giảm kế hoạch vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài năm 2020 của tỉnh từ 1.196.805 triệu đồng xuống còn 1.028.240 triệu đồng, tương đương giảm 168.565 triệu đồng để điều chuyển bổ sung cho các địa phương khác trên cả nước đang đẩy nhanh tiến độ thi công.

Tuy nhiên, ngay cả khi đã điều chỉnh kế hoạch vốn, khối lượng vốn vay nước ngoài của tỉnh từ nay đến cuối năm vẫn còn trên 486 tỷ đồng cần được giải ngân. Đây là áp lực vô cùng lớn, trong khi nhiều dự án trọng điểm có khối lượng giải ngân lớn nhưng tiến độ rất ì ạch. 

Đơn cử như Dự án đê chống ngập sông Hồng khu vực xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tổng mức đầu tư 309.663 triệu đồng, trong đó vốn ODA là 281.032 triệu đồng, vốn địa phương là 28.631 triệu đồng. 

Theo báo cáo của chủ đầu tư là Sở Tài nguyên và Môi trường, giá trị giải ngân đến 31/10 mới đạt 184.845 triệu đồng, trong đó vốn ODA là 181.014,02 triệu đồng, vốn địa phương là 3.831,8 triệu đồng. Như vậy, tổng nguồn vốn chưa giải ngân đến 31/12 là 124.817 triệu đồng, trong đó vốn ODA là 100.017 triệu đồng, chiếm 1/5 tổng kế hoạch vốn ODA còn lại cần được giải ngân của tỉnh năm 2020. 

CÁC DỰ ÁN PHẢI ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẢM VỐN

+ Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho Bệnh viện Đa khoa huyện Lục Yên và 10 phòng khám đa khoa khu vực - tỉnh Yên Bái đề nghị điều chỉnh giảm 9.000 triệu đồng; 

+ Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái điều chỉnh giảm 20.000 triệu đồng; Dự án "Chương trình đô thị miền núi phía Bắc - thành phố Yên Bái” điều chỉnh giảm 12.468 triệu đồng; 

+ Dự án Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả tại 21 tỉnh giảm 11.615 triệu đồng; 

+ Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các huyện nghèo tỉnh Yên Bái điều chỉnh giảm 56.104 triệu đồng; 

+ Dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai đề nghị điều chỉnh giảm 34.313 triệu đồng.

Văn Thông

Các tin khác
Nông dân xã Yên Phú chăm sóc ngô đông.

Từ nhiều năm nay, sản xuất vụ đông ở xã Yên phú, huyện Văn Yên đã trở thành vụ sản xuất chính, trong đó ngô đông trên đất hai vụ lúa vẫn là cây trồng chủ lực.

Dự án quỹ đất dân cư thuộc tổ 2, thị trấn Mù Cang Chải còn 16 lô đang chờ đấu giá.

Năm 2020, huyện Mù Cang Chải được giao thu ngân sách từ đất 55 tỷ đồng. Đây là mục tiêu thu ngân sách cao nhất từ trước đến nay và cũng là thách thức không nhỏ của một huyện còn nhiều khó khăn như Mù Cang Chải.

Một cửa hàng vàng ở Khartoum, Sudan.

Vào lúc 1 giờ 42 phút sáng ngày 12/11 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 0,7% xuống 1.864,38 USD/ounce, giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,8% xuống 1.861,60 USD/ounce.

Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ Dự án Đê chống ngập sông Hồng khu vực xã Giới Phiên. (Ảnh: Văn Thông)

Đến 31/10, giải ngân vốn đầu tư công của Yên Bái mới đạt trên 3.252 tỷ đồng, bằng 66% kế hoạch vốn đã giao chi tiết. Bộ Tài chính tổng hợp đánh giá tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt 66,49%, cao hơn bình quân chung cả nước, đứng 28/63 tỉnh, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục