Sản xuất công nghiệp Yên Bái duy trì mức tăng trưởng khá

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/7/2021 | 7:56:30 AM

YênBái - Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, khó lường, nhưng với sự đồng thuận, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp (DN), Yên Bái đã thực hiện tốt “mục tiêu kép” là vừa chống dịch vừa chủ động tổ chức sản xuất, kinh doanh (SXKD) thích ứng với tình hình mới.

Công nhân Công ty cổ phần An Tiến Industries kiểm tra hàng trước khi xuất bán.
Công nhân Công ty cổ phần An Tiến Industries kiểm tra hàng trước khi xuất bán.

Công ty cổ phần An Tiến Industries chuyên sản xuất các sản phẩm nguyên liệu từ bột đá. Trong đó, sản phẩm chính là hạt phụ gia nhựa ANCAL và bột đá siêu mịn CaCo3. Hiện, các mặt hàng của Công ty đang xuất khẩu tới 50 quốc gia trên thế giới với doanh thu gần 200 triệu USD/năm. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 doanh thu của DN có giảm sút nhưng đến nay, sau khi trở về trạng thái bình thường mới, tình hình sản xuất, xuất khẩu đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020. 

Bà Đặng Thị Quỳnh Phương - Tổng Giám đốc Công ty cho biết: "Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, Công ty phát huy lợi thế này để đẩy mạnh sản xuất nên tăng trưởng xuất khẩu đã tăng gấp đôi và hoàn toàn có thể cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại với nhiều quốc gia khác”. 

Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn do dịch bệnh, nhưng thời gian qua, ngành công thương tỉnh liên tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong SXKD cho cộng đồng DN. Cụ thể, ngành công thương phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu từng địa bàn, từng sản phẩm, từng nhóm hàng; tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các DN khai thác, chế biến khoáng sản, nông lâm sản… 

Cùng đó, Sở Công Thương tham mưu với UBND tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN thông qua các buổi gặp mặt DN tổ chức định kỳ hàng tháng; vận động DN nỗ lực huy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm mở rộng các thị trường xuất khẩu mới; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư sớm đi vào sản xuất; phát huy tối đa công suất thiết kế, nhất là các dự án về thủy điện, chế biến gỗ, chế biến khoáng sản; thúc đẩy các hoạt động về xúc tiến thương mại và thương mại điện tử...

Nhờ đó, các DN tiếp tục duy trì SXKD ổn định, hiệu quả, sản phẩm khẳng định được chất lượng, thương hiệu trên thị trường như: Công ty TNHH Đá cẩm thạch RK Việt Nam, Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái, Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái, Công ty TNHH Ngành gỗ Thiên An, Công ty Red stone, Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, Công ty cổ phần Dược phẩm Yên Bái, Công ty cổ phần Thuỷ điện Thác Bà… 

Trong 6 tháng đầu năm 2021, tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp (SXCN) của tỉnh tiếp tục khởi sắc và tăng trưởng khá. Chỉ số công nghiệp toàn ngành tăng 7,64% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 24,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,2%, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 13,85%; giá trị SXCN 6 tháng (theo giá hiện hành) ước đạt 8.967 tỷ đồng, tăng 4,53% so với cùng kỳ năm 2020. 

Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, SXCN đang dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh có quy mô sản xuất lớn, chất lượng ổn định, tạo được thương hiệu trên thị trường trong, ngoài nước.

Từ nay đến cuối năm, dự báo còn gặp nhiều khó khăn do thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Do đó, để đạt mục tiêu chỉ số SXCN tăng 9% so với năm 2020, giá trị SXCN đạt 14.200 tỷ đồng, Sở Công Thương đã phối hợp với các ngành chức năng, UBND các huyện thị, thành phố đôn đốc, động viên các DN tăng cường tiết kiệm nguyên liệu, vật tư, nhiên liệu đầu vào; tích cực huy động vốn sản xuất... 

Ông Phạm Trung Lân - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh cho biết: "Yên Bái tiếp tục tập trung phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ lực, có lợi thế cạnh tranh như chế biến nông lâm sản gắn với vùng nguyên liệu, trọng tâm là chế biến gỗ rừng trồng công nghệ cao, đưa Yên Bái trở thành trung tâm chế biến lâm sản của vùng. Khai thác và chế biến sâu khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp; cơ khí, điện tử, công nghiệp phụ trợ; phát triển hợp lý một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động địa phương. Tỉnh cũng sẽ ưu tiên lựa chọn các dự án công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, thân thiện với môi trường, công nghiệp sạch, công nghệ sinh học”. 

Đồng thời, trong thời gian tới các cấp, ngành cần có những giải pháp cụ thể khuyến khích và hỗ trợ các DN đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án SXCN, các dự án thủy điện, các dự án hạ tầng khu, cụm công nghiệp. Tiếp tục hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề gắn với chế biến, tiêu thụ nông lâm sản, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm và thu nhập cho lao động tại chỗ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện Đề án Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm”  tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030”; đẩy mạnh phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, trên cơ sở xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa ngành công nghiệp với nông nghiệp và các ngành dịch vụ liên quan như thương mại, vận tải, logictics, xuất, nhập khẩu.

Hồng Duyên

Tags Yên Bái Sản xuất công nghiệp tăng trưởng Covid-19

Các tin khác
Các đại biểu cắt băng khai trương Phòng Giao dịch Mường Lò, Chi nhánh Agribank thị xã Nghĩa Lộ.

Theo Quyết định của Tổng Giám đốc Agribank, từ ngày 5/7/2021, Phòng giao dịch Mường Lò thuộc Agribank Chi nhánh Văn Chấn và 7 xã, thị trấn thuộc địa giới hành chính huyện Văn Chấn trước đây được chuyển về thuộc quyền quản lý của Agribank Chi nhánh thị xã Nghĩa Lộ.

Mô hình trình diễn ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa.

Ngày 5/7, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi tỉnh Yên Bái tổ chức trình diễn đưa cơ giới hoá vào sản xuất giống lúa lai LC 212 tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên.

Anh Cao Ngọc Triệu (người ngồi) - công nhân Công ty TNHH Cơ khí và Xây lắp Hồng Hà, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái là tác giả của sáng kiến máy cắt liên hoàn phân đoạn quế.

Chương trình “75.000 sáng kiến, vượt khó, phát triển” do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phát động được các cấp công đoàn tỉnh Yên Bái triển khai đến từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (DN).

Người dân xã Y Can, huyện Trấn Yên kiểm tra sự phát triển của cây quế giống. Ảnh: Thành Trung.

Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Yên Bái về ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục