Khởi công tuyến đường nối quan trọng khu vực miền núi phía Bắc

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/9/2022 | 9:35:57 AM

Ban Quản lý dự án 2 (Bộ GTVT) cho biết tuyến đường kết nối Lai Châu với cao tốc Hà Nội - Lào Cai dài khoảng 147 km sẽ được khởi công xây dựng. Đây được coi là tuyến đường bộ rất quan trọng với sự phát triển kinh tế của các tỉnh Lai Châu, Lào Cai.

Tuyến đường kết nối Lai Châu với cao tốc Hà Nội - Lào Cai là tuyến đường bộ rất quan trọng với sự phát triển kinh tế cua tỉnh Lai Châu và tinh Lào Cai. Ảnh minh họa.
Tuyến đường kết nối Lai Châu với cao tốc Hà Nội - Lào Cai là tuyến đường bộ rất quan trọng với sự phát triển kinh tế cua tỉnh Lai Châu và tinh Lào Cai. Ảnh minh họa.

Cụ thể, gói thầu XL01 đoạn từ nút giao IC16 - tỉnh Lai Châu đến Khánh Yên, tỉnh Lào Cai (Km00+000 - Km18+500) sẽ chính thức được triển khai xây dựng vào sáng 19/9.

Gói thấu XL01 cũng là một trong 3 gói thầu (XL01, XL02, XL03) thuộc tuyến nối Lai Châu - cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua địa phận tỉnh Lào Cai.

Theo thiết kế, tuyến kết nối thuộc gói thầu XL01 được đầu tư với quy mô cấp III miền núi, tốc độ thiết kế 60 km/h. Quy mô mặt cắt ngang được thiết kế với bề rộng mặt đường 6 m, bề rộng nền đường 9 m. Tại một số đoạn, bề rộng mặt đường là 9 m (có làn phụ leo dốc); bề rộng nền 10 m.

Theo phương án được duyệt, gói thầu XL01 có tổng giá trị hợp đồng hơn 474 tỷ đồng, được thi công trong 30 tháng. 

Tăng kết nối giao thông giữa các tỉnh miền núi phía Bắc

Ban QLDA2 cho biết hiện nay, ở khu vực Tây Bắc, ngoài đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai có quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của đường cấp cao, còn lại các tuyến đường khác cấp đường đều thấp (kể cả quốc lộ), chỉ đạt tiêu chuẩn đường cấp V-IV miền núi. 

Vì vậy, việc lưu thông giữa các tỉnh miền núi phía bắc, trong đó có Lai Châu với khu vực đồng bằng, cảng biển và ngược lại gặp nhiều khó khăn, làm giảm khả năng phát triển kinh tế - xã hội, du lịch,...


Ở khu vực Tây Bắc, ngoài đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, các tuyến đường khác cấp đường đều thấp (kể cả quốc lộ) và chỉ đạt tiêu chuẩn đường cấp V-IV miền núi thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. 

Riêng với Lai Châu, hiện, việc kết nối giao thông giữa địa phương này với các tỉnh khác chủ yếu thông qua 2 tuyến quốc lộ chính là QL4D và QL32 có quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp IV-V miền núi.

Trong đó, QL32 hiện tại đã xuống cấp và thường xuyên bị ách tắc, khả năng thông hành kém. QL4D thường xảy ra tình trạng sương mù, tầm nhìn hạn chế, đặc biệt về mùa đông thường xuyên xảy ra tình trạng băng tuyết trên đèo Ô Quý Hồ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, ùn tắc giao thông, cơ sở hạ tầng bị hư hỏng nghiêm trọng. 

Do đó, Ban QLDA 2 cho rằng: Việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông kết nối các tỉnh miền núi phía Bắc với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, trong đó có đoạn tuyến nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai là cần thiết, góp phần tạo động lực phát triển tiềm năng về du lịch, văn hóa, khoáng sản tại vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng. 

Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc do Ngân hàng Phát triển châu Á và Chính phủ Australia tài trợ nhằm rút ngắn hành trình từ các trung tâm chính trị kinh tế của tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và các địa phương khác có liên quan về thủ đô Hà Nội, nâng cao hiệu quả khai thác đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai.

Quy mô của dự án gồm 2 tuyến, gồm: Tuyến 1 kết nối Lai Châu với cao tốc Hà Nội - Lào Cai với chiều dài khoảng 147 km, quy mô cấp 3 miền núi. Tuyến 2 nối Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao tốc Hà Nội - Lào Cai có chiều dài khoảng 53km, đường cấp 4 miền núi.

Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 5.300 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay ADB hơn 187 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia là gần 4,5 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam hơn 43,5 triệu USD.

Dự án được chia thành 11 gói thầu, dự kiến được thực hiện tổng trong khoảng 4 năm, cơ bản hoàn thành vào năm 2024.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác

Thời gian qua, ở Yên Bái đã xảy ra tình trạng người dân ồ ạt lên khu vực rừng tự nhiên, rừng phòng hộ đầu nguồn để tận thu lá cây giang.

Phong trào “Dịch rào hiến đất” đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của nhân dân các dân tộc trong huyện Văn Yên.

Để đạt mục tiêu cán đích huyện nông thôn mới vào năm 2024, từ đầu năm đến nay, huyện Văn Yên đẩy mạnh Phong trào “Dịch rào, hiến đất, mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông” gắn với Phong trào “Lắng nghe dân nói và xây dựng văn hóa giữ gìn vệ sinh môi trường sống”.

Cây ngô đông vẫn giữ vai trò cây trồng chủ lực ở hầu hết các địa phương trong tỉnh.

Vụ đông năm 2022, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng gần 10.000 ha với định hướng bố trí thời vụ, cơ cấu giống phù hợp, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nhằm tránh thiên tai, tăng năng suất, sản lượng, tạo thêm giá trị kinh tế cho nông dân.

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022.

"Củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, tăng cường khả năng chống chịu và tự cường của nền kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu, nhất là do kinh tế nước ta có độ mở rất lớn và tình hình thế giới, khu vực luôn có biến động bất thường, khó dự báo" - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục