Giao dịch từ 300 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/12/2022 | 4:21:06 PM

Các tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong một số trường hợp như thực hiện giao dịch không thường xuyên có tổng giá trị giao dịch từ 300 triệu đồng trở lên trong một ngày.

Giao dịch từ 300 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
Giao dịch từ 300 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước.

Quy định này được nêu ra trong dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền đang được lấy ý kiến.

Theo dự thảo nghị định, các tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong một số trường hợp như thực hiện giao dịch không thường xuyên có tổng giá trị từ 300 triệu đồng trở lên trong một ngày.

Hoặc khi thực hiện chuyển tiền điện tử nhưng thiếu một trong số thông tin về tên, địa chỉ của người khởi tạo, số tài khoản của người khởi tạo hoặc mã giao dịch trong trường hợp người khởi tạo không có tài khoản; khi nghi ngờ giao dịch hoặc các bên liên quan đến giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi có thưởng bao gồm trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược phải nhận biết khách hàng khi khách hàng thực hiện giao dịch với tổng giá trị từ 60 triệu đồng trở lên trong một ngày.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh kim khí quý và đá quý phải nhận biết khách hàng khi khách hàng thực hiện giao dịch bằng tiền mặt mua hoặc bán kim khí quý, đá quý có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên trong một ngày.

Dự thảo giữ nguyên mức 300 triệu đồng từ quyết định 20/2013. Mặt khác, theo khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF), ngưỡng giá trị giao dịch phải báo cáo được khuyến nghị là 15.000 USD (tương đương 375 triệu đồng, cao hơn mức quy định tại dự thảo quyết định).

Tuy nhiên, nếu tăng mức giao dịch phải báo cáo lên 400 triệu đồng thì sẽ cao hơn ngưỡng của giá trị giao dịch phải báo cáo của FATF. Do đó, Ngân hàng Nhà nước kiến nghị giữ nguyên mức giá trị như quy định tại quyết định số 20/2013 để phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu khuyến nghị của FATF.
(Theo TTO)

Các tin khác
Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 11 tháng năm 2022 vượt con số kỷ lục của năm 2021 là 48,6 tỷ USD. (Ảnh minh họa)

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 11 tháng năm nay, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 49 tỷ USD, tăng gần 12%, vượt con số kỷ lục của cả năm 2021.

Lãnh đạo Hội Nông dân xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn (bên phải) tham quan vườn cam Đường canh là sản phẩm OCOP 3 sao của HTX Trồng cây ăn quả và Dịch vụ tổng hợp Bình Thuận.

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Văn Chấn chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, xã, thị trấn đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình và lựa chọn các sản phẩm đặc trưng, có ưu thế ở các địa phương để xây dựng sản phẩm. Đến nay, huyện đã có 19 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP.

Nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cơ sở hạ tầng các xã vùng cao của Yên Bái được xây dựng khang trang.

Triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2022, tỉnh đã tập trung chỉ đạo sát sao, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ triển khai và đặt ra mục tiêu phấn đấu giải ngân hết kế hoạch vốn trong năm 2022, đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao.

Hợp tác xã Chè xanh chất lượng cao Bảo Hưng giới thiệu sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP.

Xác định cây chè là thế mạnh của địa phương, xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên đã chú trọng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và chè hữu cơ để nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu chè sạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục