Yên Bái: Lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/4/2023 | 1:53:15 PM

YênBái - Nằm sâu nội địa, thị trường hàng hóa không quá sôi động nhưng Yên Bái vẫn luôn chú trọng, tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại (GLTM), sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc các nhóm hàng, mặt hàng từ thành phố đến nông thôn.

Chi cục Quản lý thị trường tiêu hủy mặt hàng bị làm giả, hàng nhái, hàng nhập lậu đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
Chi cục Quản lý thị trường tiêu hủy mặt hàng bị làm giả, hàng nhái, hàng nhập lậu đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Nhằm triển khai có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM và hàng giả trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh đã bám sát các văn bản chỉ đạo của Tổng Cục QLTT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Yên Bái để ban hành các kế hoạch và văn bản chỉ đạo các phòng, các đội triển khai thực hiện; xây dựng các kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề, phối hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường. 

Từ đầu năm 2023 đến nay, Cục QLTT Yên Bái kiểm tra 55 vụ, xử lý 40 vụ với 40 hành vi xử lý, phạt hành chính 405 triệu đồng, bán hàng tịch thu trên 83 triệu đồng, nộp ngân sách Nhà nước 489 triệu đồng, trị giá hàng tiêu hủy trên 1.435 triệu đồng. So với cùng kỳ giảm 38 vụ kiểm tra, xử lý giảm 32 vụ, giảm 45 hành vi, số tiền xử phạt hành chính tăng 90 triệu đồng. 


Các ngành chức năng của tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. 

Qua kết quả kiểm tra, xử lý đối với một số nhóm mặt hàng vi phạm nổi cộm, nhóm hành vi vi phạm phổ biến trên địa bàn chủ yếu về buôn bán, vận chuyển hàng cấm; vi phạm về kinh doanh hàng nhập lậu; vi phạm về buôn bán, vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp; vi phạm về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; vi phạm trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa, mã số mã vạch... 

Lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tỉnh đã và đang tập trung tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, GLTM, sản xuất hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng thuộc các nhóm hàng: dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế...

Kiểm tra và xử lý kịp thời việc quảng cáo, sản xuất, buôn bán các loại sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh; các hành vi buôn lậu, GLTM và sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, chế phẩm diệt côn trùng và diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn hàng hóa đảm bảo an toàn.

Đồng thời, tham gia cùng các cơ quan chức năng trong việc đấu tranh chống buôn lậu, GLTM và hàng giả đối với nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, chế phẩm diệt côn trùng và diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế. 

Việc quản lý, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, GLTM, sản xuất hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng trên phải được tiến hành kịp thời, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả. 

Công tác kiểm tra, xử lý phải có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, không gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân kinh doanh chân chính và không cản trở lưu thông hàng hóa trên thị trường. 

Nâng cao vai trò trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc chủ động phối hợp với cơ quan chức năng trong việc đấu tranh chống thuốc giả, phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng về các đối tượng và tụ điểm sản xuất, kinh doanh thuốc giả để có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.

Các ngành chức năng căn cứ nhiệm vụ triển khai, xây dựng kế hoạch, phối hợp thanh tra, kiểm tra và xác định công tác phòng chống buôn bán, vận chuyển thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc và thuốc kém chất lượng là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của đơn vị.

Với sự chủ động, tích cực vào cuộc bằng tinh thần trách nhiệm cao của các ngành chức năng và mỗi người dân, đặc biệt là người tiêu dùng, chắc chắn thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh sẽ ngày một lành mạnh hơn, minh bạch hơn, quyền lợi người tiêu dùng được đảm bảo hơn. 

Ngọc Trúc

Tags Yên Bái thị trường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng buôn lậu gian lận thương mại

Các tin khác
Nhà nước ưu tiên tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển, nâng cấp, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Ước tính, riêng trong giai đoạn 2026 - 2030, nhu cầu đầu tư cho các dự án đường sắt dự kiến lên tới 224.076 tỷ đồng.

Năm 2022 thuế giá trị gia tăng cũng giảm từ 10% còn 8%.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đồng ý về nguyên tắc Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho phép xây dựng, ban hành Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.

Lực lượng chức năng niêm phong, tạm giữ lô hàng mỹ phẩm chưa rõ xuất xứ.

Ngày 17/4, Văn phòng Chính phủ ban hành công văn về việc tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu.

Bà Vũ Thị Thu Hương - Quản lý Công ty TNHH Thủy sản sạch Hải Hà giới thiệu với khách hàng Hà Nội sản phẩm xúc xích cá lăng.

Huyện tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho cán bộ quản lý, cán bộ theo dõi Chương trình các cấp, các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu trong, ngoài tỉnh cho sản phẩm OCOP.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục