Nhiều chương trình hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/4/2023 | 1:48:43 PM

YênBái - Để nâng cao đời sống, thu nhập cho hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Văn Yên đã xây dựng và phát triển các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả; vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia các mô hình kinh tế tập thể, mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất, bao tiêu sản phẩm, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hội viên.

Hội viên Hội Nông dân huyện Văn Yên đưa các giống ngô mới năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, hình thành vùng trồng ngô 6.000 ha.
Hội viên Hội Nông dân huyện Văn Yên đưa các giống ngô mới năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, hình thành vùng trồng ngô 6.000 ha.

Hàng năm, HND Văn Yên phối hợp với Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện tổ chức trên 100 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 26.000 lượt hội viên tham gia; đẩy mạnh Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tạo sức lan tỏa rất lớn trong tất cả các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ, thu hút hàng ngàn hộ tích cực tham gia. 

Các hộ đã chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất hàng hóa nông sản đặc thù theo quy hoạch vùng sản xuất. Đến nay, Hội đã thành lập 106 hợp tác xã (HTX), 676 tổ hợp tác. 

Các HTX hoạt động có hiệu quả, tạo sự liên kết giúp hội viên trong sản xuất, kinh doanh, chia sẻ thông tin về thị trường, kiến thức mới về cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là việc đứng ra thu mua và bao tiêu sản phẩm cho nông dân, điển hình như: HTX Nông, lâm nghiệp xanh xã An Thịnh; HTX Dịch vụ tổng hợp xã An Phú; HTX Dâu tằm xã Xuân Ái; HTX Nông sản xã Phong Dụ Hạ… 

Để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, Hội triển khai hiệu quả Quỹ Hỗ trợ nông dân với số tiền gần 4 tỷ đồng, trong đó quỹ của Trung ương Hội 500 triệu đồng, triển khai 1 dự án cho 10 hộ xã Yên Phú vay phát triển kinh tế; quỹ của Tỉnh hội 2 tỷ 580 triệu đồng triển khai 7 dự án với 65 hộ vay vốn ở 7 xã; quỹ của Huyện hội 890 triệu đồng thực hiện 13 dự án ở 9 xã. 

Hội phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thông qua 92 tổ tiết kiệm và vay vốn, tạo điều kiện cho 3.104 hộ vay vốn với số tiền trên 154 tỷ đồng; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thông qua 85 tổ vay vốn tạo điều kiện cho 1.785 hộ vay với số tiền trên 200 tỷ đồng để phát triển kinh tế; phối hợp với Công ty phân bón Apatis Lào Cai cung ứng 1.060 phân bón trả chậm cho nông dân… 

Từ các nguồn vốn hỗ trợ nông dân, nhiều hộ đã xây dựng được các mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp với từng địa phương, đem lại thu nhập từ 200 triệu đồng đến trên 500 triệu đồng/năm. Điển hình như gia đình các hội viên: Đinh Thị Chín, thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông với mô hình chăn nuôi lợn, cá, trồng gần 10 ha quế hữu cơ thu nhập trên 500 triệu đồng/năm; Tống Văn Phương, thôn Thống Nhất, xã Yên Hợp với mô hình trồng 3 ha quế hữu cơ, chăn nuôi trâu, bò, dê thu nhập trên 300 triệu đồng/năm; Vũ Trung Sẩu, thôn Quyết Tiến, xã Xuân Ái trồng 8 ha quế hữu cơ kết hợp với chăn nuôi thu nhập gần 300 triệu đồng/năm… 

Hiện nay, Hội có trên 7.000 hội viên đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Để giúp hội viên phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững, hàng năm Hội phối hợp với các tổ chức đoàn thể, chính quyền các địa phương vận động hội viên và nhân dân đưa các giống lúa lai, lúa thuần năng suất, chất lượng cao vào gieo cấy ở 3.039 ha lúa nước, năng suất bình quân đạt 55 tạ/ha/vụ, sản lượng thóc đạt gần 17.000 tấn/năm; đưa ra các giống ngô mới vào sản xuất thành vùng tập trung ở các xã Đại - Phú - An… diện tích trên 6.000 ha/năm; trồng trên 4.500 ha sắn và gần 3.000 ha cây màu các loại, tổng sản lượng lương thực có hạt hàng năm toàn huyện đạt gần 60.000 tấn… 

Bà Nguyễn Thị Vân - Chủ tịch HND huyện Văn Yên cho biết: "Với những đóng góp của HND các cấp đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện từ 18% năm 2021 xuống còn 11%; hàng năm giúp trên 200 hộ thoát nghèo bền vững, qua đó góp phần xây dựng hình ảnh con người Văn Yên "Nghĩa tình, đoàn kết, khát vọng, sáng tạo, hội nhập”.

Thạch Phong

Tags Hội Nông dân Văn Yên kinh tế tập thể sản xuất hàng hóa nông sản

Các tin khác
Ông Vũ Xuân Đao ủ phân lợn bằng chế phẩm Trichoderma đã giúp giảm ô nhiễm môi trường, có nguồn phân bón tốt.

Nguồn phân ủ bằng chế phẩm được Trichoderma nhiều người tìm mua, đặt mua do sử dụng trực tiếp luôn, giúp cây khỏe hơn, đất tơi xốp hơn, nhất là phân ủ được bổ sung nấm đối kháng, vi khuẩn đối kháng để cây trồng, đất trồng ức chế những vi sinh vật có hại.

Suối Giàng là nơi hội tụ của quần thể với hơn 4 vạn cây chè Shan tuyết, được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Có diện tích chè Shan tuyết lớn hàng đầu của cả nước, Yên Bái được các nhà khoa học đánh giá là một trong những vùng đất thủy tổ của cây chè, mang nhiều nguồn gen quý hiếm, với hương vị chè đặc trưng không nơi nào có được.

Yên Bái đang mở rộng vùng trồng dược liệu.

Ngoài các sản phẩm chế biến từ dược liệu đã tạo dựng được thương hiệu trên thị trường thì những sản phẩm mới của Yên Bái đều quan tâm đến các tiêu chuẩn của sản phẩm OCOP.

Ông Nguyễn Xuân Huy - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Yên Bái.

Cấp mã số vùng trồng (MSVT) cũng như thực hiện tốt truy xuất nguồn gốc là cơ hội để tăng sức cạnh tranh cho nông sản ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Để hiểu rõ hơn việc cấp MSVT cho cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Huy - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục