Yên Bình cơ cấu lại ngành nông nghiệp: Tạo đà cho phát triển sản phẩm chủ lực

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/5/2023 | 7:43:19 AM

YênBái - Thực hiện Đề án “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025”, huyện Yên Bình tập trung xây dựng kế hoạch phát triển những loại cây trồng, vật nuôi phù hợp; khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh tại chỗ, đã góp phần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, liên kết theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị, đáp ứng nhu cầu của thị trường, có sức cạnh tranh cao và từng bước cải thiện đời sống người dân.

Nông dân xã Cảm Ân, huyện Yên Bình tích cực phát triển cây ăn quả có múi để nâng cao thu nhập.
Nông dân xã Cảm Ân, huyện Yên Bình tích cực phát triển cây ăn quả có múi để nâng cao thu nhập.

Với tiềm năng, thế mạnh tại chỗ, những năm qua, huyện Yên Bình đã chú trọng xây dựng, ban hành nhiều chương trình hành động, kế hoạch, đề án... để chỉ đạo các ban, ngành, xã, thị trấn tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có ứng dụng cơ giới hóa, tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh mang lại năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. 

Theo đó, phát huy lợi thế hồ Thác Bà với chiều dài trên 80 km, diện tích mặt nước gần 20.000 ha, huyện đã tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nghề nuôi các loại cá đặc sản, chất lượng cao. 

Hiện nay, toàn huyện đã có 2 doanh nghiệp, 5 hợp tác xã, 13 tổ hợp tác cùng trên 300 hộ tham gia nuôi cá lồng, nuôi cá quây lưới với tổng số trên 2.050 lồng và hơn 230 ha diện tích mặt nước hồ được quây lưới để nuôi cá với tổng sản lượng thủy sản ước đạt trên 8.000 tấn/năm. 

Trong đó, ngoài các loại cá thường thì vài năm trở lại đây, hầu hết cơ sở nuôi cá lồng đều mở rộng quy mô nuôi các loại cá đặc sản da trơn như: cá lăng, cá ngạnh, cá nheo với sản lượng ước đạt trên 2.000 tấn/năm. 

Điển hình như Công ty cổ phần Nghiên cứu, ứng dụng dịch vụ khoa học - công nghệ T&T nuôi 110 lồng gồm các loại cá: trắm đen, chép, diêu hồng, ngạnh, vược, nheo... cho sản lượng bình quân đạt khoảng 1.000 tấn/năm, mang lại doanh thu 35 tỷ đồng/năm và sau khi trừ chi phí đạt lợi nhuận trên 3 tỷ đồng/năm. 

Hộ ông Đặng Văn Vấn, thôn Đồng Tý, xã Phúc An nuôi 13 lồng và trước đây chỉ nuôi cá trắm cỏ, vược, chép cho thu nhập thấp, nhưng từ năm 2019 đã chuyển toàn bộ sang nuôi cá ngạnh, cá lăng và áp dụng quy trình nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP với thức ăn chủ yếu là cá tạp, bột ngô, sắn thì sau khi trừ chi phí, ông Vấn có lợi nhuận trên 400 triệu đồng/năm. 

Cùng với chăn nuôi thủy sản, một trong những sản phẩm nông nghiệp nữa tạo nên thương hiệu riêng có của Yên Bình đó bưởi Đại Minh cũng được huyện đặc biệt chú trọng phát triển những năm qua. Cùng với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, nông dân đã phát huy hiệu quả kiến thức, kinh nghiệm trồng bưởi được tích lũy qua nhiều đời và áp dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất đã cho ra những vườn bưởi ngày càng mướt xanh, sai trĩu quả. 

Để từng bước nâng cao chất lượng cây bưởi Đại Minh, năm 2013, Công ty EMI Nhật Bản đã đưa những phương thức canh tác, sản xuất hiện đại, thân thiện với môi trường đến với bà con xã Đại Minh để áp dụng sản xuất và đã giúp cây bưởi cho sản phẩm thêm chất lượng hơn như: quả to, mọng nước, vị ngọt mát, thơm dịu. 

Đồng thời, xây dựng chuỗi đầu ra uy tín cho bà con, nên càng tăng thêm giá trị và thương hiệu cho sản phẩm bưởi Đại Minh. Bưởi Đại Minh hiện được trồng chủ yếu ở các xã: Đại Minh, Hán Đà với diện tích 450 ha/700 ha toàn huyện. Mỗi năm, bưởi Đại Minh cho sản lượng khoảng 120.000 tấn, mang lại doanh thu 180 tỷ đồng, tạo sinh kế cho hơn 3.000 hộ nông dân trong huyện. 

Bên cạnh đó, phát huy lợi thế sẵn có, huyện Yên Bình quan tâm đầu tư phát triển nhiều sản phẩm nông nghiệp khác vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa xây dựng thương hiệu cho địa phương. Nhờ đó, đến nay, huyện đã có 29 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao và 1 sản phẩm OCOP đạt 4 sao. 

Để tiếp tục phát huy hiệu quả các sản phẩm chủ lực vào phát triển kinh tế của địa phương, huyện Yên Bình còn chú trọng xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm đảm bảo quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm gắn với thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm... 

Đồng thời, khuyến khích các tổ chức, cá nhân mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm áp dụng công nghệ cao để sản phẩm đảm bảo đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ giúp khai thác hiệu quả tiềm năng về đất đai, khí hậu địa phương, nâng cao thu nhập, giúp nông dân có thêm điều kiện xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững và từng bước vươn lên làm giàu.
Châu Á

Tags Yên Bình cơ cấu ngành nông nghiệp sản phẩm chủ lực hồ Thác Bà doanh nghiệp hợp tác xã tổ hợp tác

Các tin khác
Lãnh đạo thành phố Yên Bái kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng tại xã Giới Phiên.

Những năm qua, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) luôn được Đảng bộ, chính quyền thành phố Yên Bái quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Xưởng sản xuất chế biến măng tre Bát độ của Công ty TNGG Yamazaky, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên.

Hết năm 2022, huyện Trấn Yên có 2.390 cơ sở hoạt động SXKD, tăng 213 cơ sở so với năm 2021; trong đó, có 4 DN nhà nước; 6 DN đầu tư nước ngoài; 219 DN ngoài quốc doanh; 85 hợp tác xã (HTX) và 2.086 hộ kinh doanh.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến các địa phương để sửa đổi một số điều của Nghị định 08 năm 2022.

Các quy định bất cập như nuôi từ 100 con bò (tương đương 100 đơn vị vật nuôi) trở lên cũng phải lên UBND tỉnh làm giấy phép môi trường của Nghị định 08 sẽ được sửa đổi. Đáng lưu ý, Nghị định này mới có hiệu lực hơn một năm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh và Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nguyễn Thị Bích Nhiệm trao Bằng khen của UBND tỉnh cho 10 điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh khẳng định, những điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi thực sự là những tấm gương tiêu biểu về tinh thần cần cù, sáng tạo, ý chí quyết tâm làm giàu cho gia đình và xã hội, đóng góp cho sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục