Mù Cang Chải phát huy thế mạnh chăn nuôi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/4/2024 | 7:35:25 AM

YênBái - Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Phát huy thế mạnh về tự nhiên, nhân lực, kinh nghiệm cũng như nguồn giống, nhiều năm nay huyện luôn quan tâm chỉ đạo các ban, ngành chuyên môn, các địa phương tập trung tuyên truyền, định hướng cho nhân dân cùng với chuyển đổi cơ cấu giống, nâng cấp quy mô chăn nuôi thì tích cực áp dụng tiến bộ, khoa học, kỹ thuật vào hỗ trợ nhằm tăng khả năng phòng chống dịch bệnh cũng như cải thiện năng suất, sản lượng chăn nuôi. 

Hằng năm, cùng với ngành nông nghiệp huyện, các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện với 99% số hộ chăn nuôi đều bảo đảm có chuồng trại nuôi nhốt đạt yêu cầu và dự trữ thức ăn đảm bảo, nhất là vào mùa đông, mùa mưa bão thì Mù Cang Chải cũng luôn chú trọng chỉ đạo ngành chuyên môn tăng cường các giải pháp, thực hiện kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi của nhân dân. 

Riêng trong 3 tháng đầu năm 2024, huyện đã chỉ đạo ngành chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tuyên truyền nhận dân tiêm phòng, phun thuốc tiêu độc khử trùng phòng dịch bệnh và đã hướng dẫn trực tiếp 3 đợt cho người dân về công tác phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trên địa bàn và đã tổ chức tiêm phòng được 5.420 liều vắc-xin phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và chỉ đạo các hộ chăn nuôi phun tiêu độc khử trùng xung quanh chuồng trại, khu chăn nuôi theo định kỳ. 


Để giúp nhân dân có thêm điều kiện về vốn đầu tư cũng như động lực để phát triển chăn nuôi, huyện cũng đã vận dụng hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi của Nhà nước để kịp thời giúp nhân dân.

Trong đó, thực hiện Nghị quyết số 69 HĐND tỉnh, huyện đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh thực hiện đăng ký đợt 1 năm 2024 được 116 mô hình gồm: 1 mô hình chăn nuôi lợn kết hợp có quy mô 5 con lợn nái và 50 con lợn thịt trở lên, 63 mô hình chăn nuôi trâu, bò có quy mô từ 10 con trở lên, 27 mô hình chăn nuôi lợn nội, có quy mô 3 con lợn nái và 20 con lợn thịt trở lên, 6 mô hình chăn nuôi dê có quy mô từ 30 con trở lên, 19 tổ hợp tác chăn nuôi trâu bò hoặc hỗn hợp trâu, bò liên kết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác hoặc hợp tác xã có quy mô tối thiểu từ 20 con. 

Ngay sau đăng ký, Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện cũng đã tích cực phối hợp với UBND các xã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện và kiểm tra, đôn đốc nhân dân thực hiện đảm bảo theo hướng dẫn; đồng thời, quyết định phê duyệt danh sách các hộ đã hoàn thành để nghiệm thu.

Ông Sùng A Tu - Phó Chủ tịch UBND xã Mồ Dề chia sẻ: là xã vùng cao, trình độ dân trí còn hạn chế, nên nhân dân chủ yếu phát triển mạnh về chăn nuôi trâu, bò vì tận dụng được thế mạnh về tự nhiên. Để phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô tập trung, xã đã tuyên truyền, vận động nhân dân vận dụng hiệu quả chính sách hỗ trợ chăn nuôi theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh. Riêng trong đợt 1 năm 2024, xã thực hiện 12 mô hình gồm 7 mô hình chăn nuôi trâu, bò quy mô từ 10 con trở lên/mô hình và 5 mô hình chăn nuôi lợn kết hợp với quy mô 3 lợn nái và 20 lợn thịt trở lên/mô hình, hiện các mô hình đều đã cơ bản hoàn thành đang tiến hành hoàn thiện hồ sơ để nghiệm thu.

Cùng với phát huy hiệu quả lợi thế về tự nhiên và sự quan tâm kịp thời của các cấp, ngành trong thực hiện các chính sách hỗ trợ, phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi đã tạo đà giúp người dân Mù Cang Chải phát huy được mạnh chăn nuôi. Nhờ đó, 3 tháng đầu năm 2024, tổng đàn gia súc chính của huyện ước đạt 91.000 con gồm 15.850 con trâu, 8.470 con bò, 66.680 con lợn... cùng nhiều gia cầm các loại; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại trong 3 tháng đầu năm ước đạt 1.250 tấn, mang lại giá trị kinh tế cho người dân hàng tỷ đồng.

Châu Á

Tags Mù Cang Chải Mồ Dề thế mạnh chăn nuôi gia súc

Các tin khác
Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Tơ tằm là sản phẩm xuất khẩu mới của Trấn Yên nhưng đã chiếm tỉ lệ cao trong gias trị hàng hóa xuất khẩu của huyện

Theo đánh giá, hết quý I, huyện Trấn Yên đã có 19/33 chỉ tiêu đạt trên 25% so với chỉ tiêu giao tại Chương trình hành động 188 của Tỉnh ủy; 23/42 chỉ tiêu đạt trên 25% so với chỉ tiêu giao tại Kế hoạch số 168 của Huyện ủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục