Lục Yên giữ nhịp tăng trưởng công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/7/2024 | 7:48:16 AM

YênBái - Thời gian qua, huyện Lục Yên đã có những định hướng cụ thể mang tính bền vững trong phát triển kinh tế; đặc biệt là phát huy các tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, đất đai, nguồn nhân lực để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN).

Sản xuất đá hoa trắng tại Công ty cổ phần Khai khoáng Thanh Sơn, huyện Lục Yên.
Sản xuất đá hoa trắng tại Công ty cổ phần Khai khoáng Thanh Sơn, huyện Lục Yên.


Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất CN-TTCN của huyện Lục Yên vẫn đạt trên 1.391 tỷ đồng, bằng 52,5% kế hoạch giao; trong đó, công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 889,8 tỷ đồng, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 501,2  tỷ đồng. Một số sản phẩm chủ yếu như: đá block, đá xẻ tấm lớn, đá xẻ tấm nhỏ, đá Marble xây dựng, đá nguyên liệu nghiền bộ; gạch không nung, tranh đá quý, tượng đá, ván bóc... 

Để có được kết quả đó, thời gian qua, huyện Lục Yên đã có những định hướng cụ thể mang tính bền vững trong phát triển kinh tế.

Trong đó, huyện chú trọng công tác quy hoạch đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất cho các nhà đầu tư, triển khai dự án, bố trí nguồn ngân sách đầu tư hạ tầng, công trình trọng điểm, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng phục vụ doanh nghiệp và người dân; quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, phối hợp với các sở, ngành tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp, thành phần kinh tế, cá nhân đầu tư phát triển trên mọi lĩnh vực, nhất là những ngành nghề có tiềm năng, tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn. 

Ông Nông Đình Ba - Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Lục Yên cho biết: "Huyện tập trung khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư các trang thiết bị tiên tiến trên cơ sở những ngành nghề đã có để tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị cao; mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả cạnh tranh, phát triển ngành nghề nông thôn gắn với các chương trình, dự án phù hợp với thị trường và vùng nguyên liệu... Bên cạnh đó, huyện chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển sản xuất CN-TTCN; phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển dịch vụ vận tải đường bộ đảm bảo tiện lợi, thông suốt”.

Được biết, trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn huyện Lục Yên đăng ký thành lập mới 14 doanh nghiệp, đạt 56% kế hoạch; 4 hợp tác xã, đạt 40% kế hoạch; 23 tổ hợp tác, bằng 65,7%; nâng tổng số doanh nghiệp toàn huyện lên 268 doanh nghiệp, 82 hợp tác xã, 635 tổ hợp tác. Sự phát triển cả về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp hợp tác xã đã góp phần giúp sản xuất CN-TTCN huyện Lục Yên giữ nhịp tăng trưởng trong những năm qua. 

Mặc dù đạt được kết quả tích cực nhưng sản xuất CN - TTCN trên địa bàn huyện thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn do quy mô đầu tư của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn nhỏ lẻ, nguồn vốn hạn hẹp; việc đầu tư, đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất chưa thường xuyên, kịp thời; máy móc thiết bị lạc hậu, dẫn tới năng suất thấp, tính cạnh tranh chưa cao; nhiều lĩnh vực sản xuất mới dừng lại ở mức độ sơ chế sản phẩm nên giá trị sản xuất chưa cao…

Để đẩy mạnh phát triển CN-TTCN, huyện Lục Yên tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển vào lĩnh vực này; đẩy mạnh cải cách hành chính, chú trọng công khai minh bạch các trình tự, thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân giao dịch thuận lợi; quan tâm xây dựng chính quyền điện tử; giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động sản xuất, kinh doanh; triển khai hiệu quả chương trình khuyến công, hỗ trợ quảng bá sản phẩm, ưu tiên phát triển, nâng cấp một số ngành nghề có thương hiệu… 

Bên cạnh đó, huyện tăng cường kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động, từ đó kịp thời có biện pháp tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư sản xuất CN - TTCN trên địa bàn, trong đó tập trung phát triển thêm các ngành nghề, nhất là ngành nghề truyền thống có thế mạnh, có chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất thu hút nhiều lao động. 

Hùng Cường

Tags Lục Yên tăng trưởng công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đá trắng đất ngọc

Các tin khác

Chiều 9/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương về việc ban hành bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2011 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trạm Tấu thực hiện phiên giao dịch tại xã Xà Hồ.

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trạm Tấu đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội quản lý hoạt động vôn tin dụng chinh sách tại các thôn, tổ dân phố, góp phần công khai các chính sách tín dụng của Nhà nước, danh sách hộ vay vốn và quy trình thủ tục.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy thăm mô hình nuôi bồ câu của thanh niên Hờ A Sùng ở bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải

Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện Mù Cang Chải đã tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cơ cấu, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị nông sản và thu nhập cho người dân.

Người dân huyện Văn Yên trồng sắn xen các cây họ đậu để cải tạo đất.

Là một tỉnh miền núi, nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế với gần 80% nông dân tham gia, từ nhiều năm nay, Yên Bái đã triển khai nhiều biện pháp để nhân rộng các mô hình canh tác theo hướng cải tạo, phục hồi đất, sản xuất bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục