Lục Yên động lực thúc đẩy chăn nuôi phát triển
- Cập nhật: Thứ tư, 20/11/2024 | 7:47:34 AM
YênBái - Huyện Lục Yên có phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số và đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bởi vậy, thực hiện Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND (NQ69) ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 đã tạo động lực mạnh mẽ cả về vật chất và tinh thần giúp những người dân còn khó khăn trên địa bàn huyện thêm tự tin, mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Cán bộ huyện Lục Yên và xã Khánh Thiện kiểm tra mô hình chăn nuôi dê theo NQ69 của người dân thôn Nà Bó.
|
>> Lục Yên tạo động lực chăn nuôi từ Nghị quyết 69
Hộ ông Hoàng Văn Huệ, thôn Làng Thọc, xã Yên Thắng những năm trước đây chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún nên kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Để từng bước nâng cao thu nhập cho gia đình, cùng với tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ thì năm 2024 với động lực từ chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo NQ69 của HĐND tỉnh, gia đình ông Huệ đã mạnh dạn đầu tư mua thêm con giống và làm chuồng trại theo quy định để đăng ký tham gia mô hình phát triển chăn nuôi trâu, bò theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô từ 10 con trở lên. Qua đó, đã góp phần quan trọng tạo thêm việc làm cho lao động trong gia đình, tăng thêm thu nhập.Riêng năm 2024, huyện Lục Yên đã đăng ký thực hiện 107 mô hình theo Nghị quyết 69 và tính đến hết tháng 10 đã hoàn thành 80 mô hình với tổng kinh phí đã giải ngân 2.269 triệu đồng. Số mô hình còn lại, nhân dân đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện để ngành chăn nuôi của huyện phát huy tối đa hiệu quả vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện. |
Tags Lục Yên chăn nuôi dân tộc thiểu số Nghị quyết số 69 sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản
Các tin khác
Thời điểm cuối năm, hoạt động khai thác, vận chuyển lâm sản và động vật rừng trái phép thường diễn biến phức tạp, đây cũng là thời điểm tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt từ các cơ quan chức năng và cộng đồng.
Hồ Thác Bà, một trong những hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam, không chỉ là một danh thắng nổi tiếng mà còn là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế của huyện Yên Bình và khu vực lân cận. Với diện tích mặt nước hơn 23.000 ha và hệ sinh thái phong phú, nơi đây đang trở thành điểm sáng trong các mô hình kinh tế kết hợp giữa ngư nghiệp, du lịch và bảo vệ môi trường.
Cùng với các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi như tiêu độc khử trùng, kiểm soát vận chuyển, giết mổ, tính đến ngày 15/11/2024, tỉnh Yên Bái đã tiêm trên 436.137 liều vắcxin cho đàn gia súc.
Thời gian qua, huyện Văn Chấn đã tập trung triển khai các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.