Gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng mở lối cho dòng vốn vào khu công nghiệp

  • Cập nhật: Chủ nhật, 13/4/2025 | 8:54:51 AM

Dù đã đạt tỷ lệ lấp đầy ấn tượng tại nhiều khu công nghiệp, song tiến độ giải phóng mặt bằng vẫn là "điểm nghẽn" lớn nhất cản trở làn sóng đầu tư vào Yên Bái. Những nỗ lực tháo gỡ của chính quyền đang được kỳ vọng tạo đột phá trong thời gian tới.

Cụm công nghiệp Thịnh Hưng, tỉnh Yên Bái
Cụm công nghiệp Thịnh Hưng, tỉnh Yên Bái


Báo cáo của Ban Quản lý các khu công nghiệp Yên Bái cho thấy, đến hết quý I/2025, toàn tỉnh có 96 dự án đầu tư vào các KCN, với tổng vốn hơn 16.612 tỷ đồng. 

Tỷ lệ lấp đầy tại nhiều khu như: KCN Phía Nam (100% tại khu B+C), KCN Minh Quân (91,16%) là điểm sáng trong thu hút đầu tư. Tuy nhiên, vẫn còn tới 36 dự án triển khai chậm tiến độ do vướng mắc lớn nhất là khâu giải phóng mặt bằng. 

Hiện tỉnh đang đồng thời triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư (BTHT&TĐC) cho 29 công trình và dự án (gồm 22 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và 7 dự án vốn ngân sách), với tổng diện tích đất thu hồi lên tới 208,47 ha. Mặc dù đã kiểm kê được 838 hộ, song chỉ có 353 hộ được phê duyệt phương án bồi thường (trong đó: 305 hộ thuộc dự án của các nhà đầu tư và 48 hộ thuộc các công trình sử dụng vốn ngân sách). 

Vấn đề nằm ở việc cùng một lúc, các hội đồng bồi thường phải tập trung cho nhiều dự án trọng điểm. Trong khi đó, một số trường hợp tồn tại kéo dài, vướng mắc về giá đền bù, xác minh nguồn gốc đất chưa được xử lý triệt để. Điển hình là tại dự án khu tái định cư Âu Lâu, một hộ dân dù đã nhận nền tái định cư nhưng vẫn không chấp thuận giá do cơ quan thuế xác định, khiến tiến độ 30m đường trục I bị đình trệ.

Khơi thông "điểm nghẽn” mặt bằng đang là yêu cầu cấp bách nếu Yên Bái muốn đón làn sóng đầu tư mạnh mẽ hơn. Những biện pháp hỗ trợ, đồng hành cùng nhà đầu tư đang được tỉnh quyết liệt thực hiện để tạo môi trường đầu tư minh bạch, thông thoáng và hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Thanh Phúc

Tags Yên Bái khu công nghiệp giải phóng mặt bằng

Các tin khác
Thép Hòa Phát ở Dung Quất - Quảng Ngãi.

EU áp thuế chống bán phá giá tạm thời 12,1% với một số loại thép cán nóng từ Việt Nam, trừ sản phẩm của Hòa Phát Dung Quất.

Các doanh nghiệp cần tăng cường tính tự cường cho hàng hóa Việt.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp EU, nhiệm vụ ưu tiên lúc này của Việt Nam là làm sao không phụ thuộc quá vào thị trường Hoa Kỳ. Đây là lúc các doanh nghiệp cần nâng cao khả năng tự cường, đẩy mạnh đầu tư các ngành công nghiệp trong nước và hạ tầng, giúp giảm phụ thuộc nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng.

Người dân giao dịch tại cơ quan thuế trên địa bàn Hà Nội.

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu các chi cục thuế khẩn trương giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng.

Chính phủ ban hành Nghị định giảm 30% tiền thuê đất năm 2024. (Ảnh minh họa)

Mức giảm tiền thuê đất được tính trên số tiền thuê đất phải nộp của năm 2024, không giảm trên số tiền thuê đất còn nợ của các năm trước và tiền chậm nộp (nếu có).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục