Chuyển biến ở Quy Mông

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/8/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Quy Mông là xã đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên với 1.162 hộ dân, 4.810 khẩu và diện tích tự nhiên rộng 2.022 ha, nhưng chỉ có 441 ha đất nông nghiệp. Toàn xã có 9 dân tộc và phần lớn là người Kinh, Mường, Dao, Tày... sống ở 12 thôn, bản. Những năm gần đây, Đảng bộ xã Quy Mông đã tập trung làm tốt công tác xây dựng Đảng, lãnh đạo phát triển kinh tế từng bước xoá đói giảm nghèo.

Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm - hướng đi mới ở Quy Mông.
Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm - hướng đi mới ở Quy Mông.

Đảng bộ xã hiện có 12 chi bộ Đảng với 126 đảng viên, trong đó có 10 chi bộ thôn và 2 chi bộ trường học. Qua sinh hoạt Đảng, các đảng viên đều phát huy tốt vai trò tiên phong trên mọi lĩnh vực công tác. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVIII, Quy Mông từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất các ngành nghề, khuyến khích nhân dân đầu tư phát triển kinh doanh dịch vụ từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Để công tác lãnh đạo chỉ đạo có hiệu quả, Đảng bộ phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng viên trong Ban chấp hành phụ trách cơ sở.

Theo đó, cán bộ được phân công phụ trách từng thôn, bản giúp đỡ các hộ gia đình, tìm hiểu về nguyên nhân đói, nghèo để cùng họ bàn bạc tìm cách làm ăn mới hiệu quả hơn. Đối với những thôn có nhiều diện tích đồi rừng, xã chỉ đạo vận động nhân dân tập trung trồng sắn, cây nguyên liệu giấy như: keo, quế... nơi có diện tích đất ruộng thì thâm canh lúa và trồng ngô đông; mở rộng diện tích trồng dâu nuôi tằm ở thôn 5 Thịnh Vượng, đẩy mạnh phát triển phát triển chăn nuôi trâu bò theo phương pháp bán công nghiệp.

Địa phương cũng khuyến khích các cơ sở chế biến gỗ rừng trồng ở thôn 8 Tân Thành...; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ vay vốn phát triển kinh tế. Vì vậy đã xuất hiện nhiều hộ làm giàu từ rừng, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ...  Ở Quy Mông, 100% hộ gia đình đều có người tham gia các tổ chức đoàn thể và hội quần chúng như hội nông dân, Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội làm vườn, hội khuyến học... Do đó đã tạo sức mạnh trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư.

Chỉ tính từ đầu năm 2007 đến nay, cùng với Chương trình 134, nhân dân đã góp vật liệu và hàng trăm ngày công san tạo mặt bằng xoá được 22 nhà dột nát trị giá gần 200 triệu đồng. Hiện tại các thôn đang thi đua tập trung nguồn lực vật chất và công sức để giúp đỡ xoá xong 21 nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 30/ 8/2007, lập thành tích chào mừng Quốc khánh 2/9.

Với tinh thần ý chí quyết tâm cao, đến nay Quy Mông không còn hộ đói, hộ nghèo giảm còn 29% (theo tiêu chí mới), lương thực bình quân đầu người đạt 340 kg/ người/ năm. Điện lưới sinh hoạt đã tới 100% các thôn. Từ một xã nghèo đến nay nhiều gia đình trong xã đã có xe máy, ti vi, máy xay xát. Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp cao, riêng bậc tiểu học đạt 100%, xã đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Các thôn đều phấn đấu đạt tiêu chuẩn làng văn hoá và đã có 6 thôn đạt tiêu chuẩn cấp cơ sở, 3 thôn đạt tiêu chuẩn cấp huyện...

Khi nói về nguyên nhân thành công trong công tác lãnh đạo, đồng chí Nguyễn Duy Khanh- Bí thư Đảng uỷ xã khẳng định: Chính vì ý Đảng hợp với lòng dân đã tạo nên sự bứt phá đi lên ở Quy Mông. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Quy Mông đang nỗ lực vươn lên để giữ.

Quỳnh Nga

Các tin khác
Phòng kinh tế huyện Văn Chấn hợp đồng gieo ươm chè giống cho trồng chè vụ thu năm 2007.
(Ảnh: Trường Phong)

YBĐT - Những diện tích đất trống, đồi trọc, đất soi bãi, đất bạc màu đã chuyển đổi sang trồng các loại cây màu, cây ăn quả và trồng rừng kinh tế. Vì thế, chỉ với 350 ha chè, 20,5 ha sắn, 8,5 ha ngô, 8,4 ha khoai và gần 22 ha rau màu các loại đã đem về cho nhân dân xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái) trên 1 tỷ đồng.

YBĐT - 7 tháng qua, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã thu ngân sách cân đối được 8 tỷ 969 triệu đồng, đạt 70% dự toán. Trong đó có nhiều khoản thu đạt khá như thu ngoài quốc doanh đạt 80%, thu thuế nhà đất đạt 99%, thu tiền thuê đất đạt 94%, thu phí và lệ phí đạt 67% kế hoạch năm.

Cán bộ Chi cục Thuế Yên Bình kiểm tra tình hình sản xuất tại Công ty TNHH Yên Phú.

YBĐT - Để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người nộp thuế thực hiện tốt chính sách thuế, mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh và Công an tỉnh Yên Bái đã ký kết Qui chế phối hợp trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu cho các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp theo mô hình “một cửa liên thông”.

Được mùa chè. (Ảnh Quang Tuấn)

YBĐT - Là tỉnh có "truyền thống" trong sản xuất, kinh doanh chè, nhưng có lẽ chưa năm nào các nhà sản xuất, chế biến chè ở Yên Bái được "thuận buồm, xuôi gió". Năm thì mất mùa chè, tranh giành nguyên liệu, năm thì khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá nguyên liệu rẻ như cho, lúc lại không có cho chế biến khiến các nhà máy, doanh nghiệp lao đao, khốn khó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục