Tân Thịnh (Văn Chấn): Huy động các giải pháp phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/8/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Những diện tích đất trống, đồi trọc, đất soi bãi, đất bạc màu đã chuyển đổi sang trồng các loại cây màu, cây ăn quả và trồng rừng kinh tế. Vì thế, chỉ với 350 ha chè, 20,5 ha sắn, 8,5 ha ngô, 8,4 ha khoai và gần 22 ha rau màu các loại đã đem về cho nhân dân xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái) trên 1 tỷ đồng.

Phòng kinh tế huyện Văn Chấn hợp đồng gieo ươm chè giống cho trồng chè vụ thu năm 2007.
(Ảnh: Trường Phong)
Phòng kinh tế huyện Văn Chấn hợp đồng gieo ươm chè giống cho trồng chè vụ thu năm 2007. (Ảnh: Trường Phong)

Là một xã thuần nông, nhưng nhiều năm qua xã Tân Thịnh luôn phải đối mặt với nguy cơ thiếu đất sản xuất (tổng diện tích toàn xã là 2.989ha nhưng trong đó có 1.300 ha thuộc quản lý của Lâm trường Ngòi Lao). Thêm vào đó, một số diện tích đất sau nhiều năm canh tác đã có dấu hiệu thoái hoá. Vì thế, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị đất canh tác đã giảm đáng kể. Làm thế nào để phát huy tiềm năng thế mạnh, đẩy nhanh tốc độ phát triển luôn là sự trăn trở đối với Đảng bộ, chính quyền xã.

Đồng chí Hà Văn Nghĩa - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Trước đây, bà con nhân dân trong xã do thiếu vốn sản xuất, độc canh cây lúa và chưa biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất và chất lượng các sản phẩm làm ra chưa cao. Từ khi đưa các cây, con giống mới vào sản xuất như Chiêm hương, lúa lai Nhị ưu 838; đầu tư thâm canh tăng vụ... thì giá trị kinh tế trên một diện tích đất canh tác tại Tân Thịnh đã tăng lên rõ rệt. Nếu như trước đây toàn xã có gần 120 hộ thuộc diện nghèo thì nay đã giảm xuống chỉ còn 72 hộ, đời sống vật chất cũng như tinh thần của bà con nhân dân ngày càng được cải thiện".

Những diện tích đất trống, đồi trọc, đất soi bãi, đất bạc màu đã chuyển đổi sang trồng các loại cây màu, cây ăn quả và trồng rừng kinh tế. Vì thế, chỉ với 350 ha chè, 20,5 ha sắn, 8,5 ha ngô, 8,4 ha khoai và gần 22 ha rau màu các loại đã đem về cho bà con nhân dân trong xã nguồn thu lên tới hàng tỷ đồng. Từ những kết quả đạt được trong quá trình chuyển đổi các loại giống cây trồng, Đảng bộ, chính quyền xã đã tiếp tục lãnh chỉ đạo bà con nhân Tân Thịnh tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp và trồng rừng kinh tế.

Các dự án chăn nuôi gia súc, các mô hình kinh tế VAC, VARC, các kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc... được phổ biến tới từng hộ gia đình. Số lượng đàn gia súc tăng nhanh và diện tích rừng trồng được nhân lên nhiều lần. Toàn xã hiện có 324 con trâu, 106 con bò, 3.308 con lợn và trên 50.000 gia cầm.

Song, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Đảng bộ, chính quyền và bà con nhân dân Tân Thịnh cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác xóa đói giảm nghèo, đặc biệt tại các thôn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tuy nằm dọc theo Quốc lộ, nhưng rất nhiều hộ gia đình tại Tân Thịnh vẫn chưa được hưởng điện lưới quốc gia. Bà con nhân dân tại các thôn 1, 6, 11, 12 và một phần thôn 14 vẫn đang phải mua điện từ thị trấn Nông trường Trần Phú và một số xã giáp ranh. Do hao tải đường dây lớn nên rất nhiều hộ gia đình tuy đã mắc điện phải sử dụng rất hạn chế vì sợ không đủ khả năng chi trả.

Bên cạnh đó, việc thiếu đất sản xuất và tình trạng xuống cấp của hệ thống đường giao thông liên thôn cũng là một trở ngại không nhỏ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của xã. Với quỹ đất chưa đến 3000 ha (trong đó có 1300 ha thuộc sự quản lý của Lâm trường Ngòi Lao) nên rất nhiều hộ gia đình trong xã đang lâm vào tình trạng thừa lao động nhưng lại thiếu đất canh tác.

Để giải quyết các khó khăn và tạo những điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, Đảng bộ, chính quyền xã xác định sẽ tiếp tục đầu tư thâm canh tăng vụ, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loại cây, con giống mới vào sản xuất; phối hợp với các ngành, đoàn thể huy động sự đóng góp của nhân dân đầu tư sửa chữa, nâng cấp hệ thống đường giao thông liên thôn, các công trình thủy lợi đập đầu mối... 

Với những kết quả đạt được trong thời gian qua, có thể nói Đảng bộ, chính quyền cũng như bà con nhân dân Tân Thịnh đã chọn được hướng đi phù hợp với đặc thù riêng của địa phương mình. Những đổi mới trong phát triển kinh tế bước đầu đã đạt được những kết quả rất đáng kính lệ. Nhưng để hoàn thành được những chỉ tiêu kinh tế xã hội đã đặt ra, Đảng bộ, chính quyền Tân Thịnh sẽ phải còn cố gắng nhiều hơn nữa. 

Đức Thành

Các tin khác

YBĐT - 7 tháng qua, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã thu ngân sách cân đối được 8 tỷ 969 triệu đồng, đạt 70% dự toán. Trong đó có nhiều khoản thu đạt khá như thu ngoài quốc doanh đạt 80%, thu thuế nhà đất đạt 99%, thu tiền thuê đất đạt 94%, thu phí và lệ phí đạt 67% kế hoạch năm.

Cán bộ Chi cục Thuế Yên Bình kiểm tra tình hình sản xuất tại Công ty TNHH Yên Phú.

YBĐT - Để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người nộp thuế thực hiện tốt chính sách thuế, mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh và Công an tỉnh Yên Bái đã ký kết Qui chế phối hợp trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu cho các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp theo mô hình “một cửa liên thông”.

Được mùa chè. (Ảnh Quang Tuấn)

YBĐT - Là tỉnh có "truyền thống" trong sản xuất, kinh doanh chè, nhưng có lẽ chưa năm nào các nhà sản xuất, chế biến chè ở Yên Bái được "thuận buồm, xuôi gió". Năm thì mất mùa chè, tranh giành nguyên liệu, năm thì khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá nguyên liệu rẻ như cho, lúc lại không có cho chế biến khiến các nhà máy, doanh nghiệp lao đao, khốn khó.

Rừng sồi nguyên sinh ở Khai Trung (Lục Yên)

YBĐT - Huyện Lục Yên (Yên Bái) có diện tích rừng khá rộng lớn và cũng một thời là điểm nóng trong chặt phá, khai thác rừng, nhất là rừng tự nhiên.Với diện tích trên 50 ngàn ha rừng, trong đó có 32.089 ha rừng tự nhiên, 20.600 ha rừng trồng nhưng có lẽ không còn ngọn núi cao nào, cánh rừng nào là lâm tặc không đặt chân tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục