Bài học vượt khó từ cây ngô
- Cập nhật: Thứ hai, 5/5/2025 | 8:38:58 AM
YênBái - Vụ đông xuân 2024 - 2025 đã khép lại với dấu ấn nổi bật trong ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái. Từ một vụ tưởng chừng mất trắng, người nông dân Yên Bái giờ đã có thể mỉm cười khi thu về thành quả nhờ chính sách hỗ trợ kịp thời của chính quyền. Vụ đông xuân năm nay đã ghi điểm sáng về cây ngô với mức tăng trưởng vượt bậc cả về diện tích lẫn sản lượng.
![]() |
Được chăm sóc đúng kỹ thuật nên cây ngô vụ đông năm 2025 cho năng suất, sản lượng cao.
|
Năm 2025 toàn tỉnh đạt gần 6.746 ha ngô đông, tăng tới 20,51% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng đạt gần 23.417 tấn, tăng 21,93% (tương ứng hơn 4.200 tấn). Sự gia tăng đột biến này chủ yếu ghi nhận tại các huyện: Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên. Kết quả đó là do sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nông dân thích ứng nhanh, nhạy với điều kiện thực tế. |
Tags Yên Bái Văn Yên Trấn Yên Yên Bình Lục Yên cây ngô vụ đông
Các tin khác

Thực tế khẳng định, ở nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nếu cán bộ, đảng viên, già làng, người uy tín gương mẫu sẽ có tác động tích cực, làm thay đổi nhận thức, hành động của nhân dân, dễ khơi dậy được sự đồng lòng, tin tưởng của nhân dân vào chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Đèo Lũng Lô nằm trên con đường nối chiến khu Việt Bắc với chiến trường Tây Bắc, tuyến giao thông huyết mạch nối cửa ngõ Tây Bắc lên chiến trường Điện Biên Phủ. Nơi đây ghi dấu những chiến công hiển hách một thời đã đi vào thơ ca cách mạng với “56 ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm mưa dầm cơm vắt...".

Triển khai Đề án “Phát triển trồng dâu nuôi tằm giai đoạn 2024 - 2025, định hướng đến năm 2030” gắn với Nghị quyết phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững của huyện Văn Yên, xã Đại Phác đã tập trung quy hoạch, tận dụng hiệu quả tiềm năng đất nông nghiệp, áp dụng các giải pháp đồng bộ, đến nay, Đại Phác đã bước đầu hình thành vùng sản xuất dâu tằm với hơn 30 ha, thành lập một hợp tác xã, thu hút 40 hộ dân tham gia, mở ra hướng đi mới trong nâng cao thu nhập và giá trị canh tác cho người nông dân.
Nằm ở độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển, huyện Mù Cang Chải không chỉ nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ mà còn là vùng đất có điều kiện lý tưởng để phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Với khí hậu mát mẻ, hệ sinh thái rừng phong phú và nguồn hoa tự nhiên dồi dào, người dân nơi đây đang từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng địa phương, biến nghề nuôi ong thành hướng phát triển kinh tế mới theo hướng xanh và bền vững.