Vốn cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh ở vùng khó khăn

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/10/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Bên cạnh việc tiếp tục cho vay hộ nghèo, cho vay vốn giải quyết việc làm, cho vay học sinh sinh viên, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, từ tháng 5 năm 2007, Ngân hàng Chính sách xã hội Yên Bái đã chính thức triển khai cho vay đối với các hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn theo Quyết định số 31 ngày 5 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Mặc dù mới cho giải ngân được một thời gian ngắn nhưng vốn vay từ chương trình này đã bước đầu đem lại hiệu quả.

Chế biến gỗ rừng trồng ở cơ sở chế biến gỗ Hải Vân, thị trấn Yên Bình (Ảnh Linh Nhung).
Chế biến gỗ rừng trồng ở cơ sở chế biến gỗ Hải Vân, thị trấn Yên Bình (Ảnh Linh Nhung).

Năm 2007, huyện Lục Yên được Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh giao cho giải ngân 4 tỷ 500 triệu đồng vốn cho hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn. Theo quy định, một số hộ sản xuất kinh doanh được vay tối đa 30 triệu đồng mà không phải thế chấp tài sản.

Để có thể giải ngân được một số vốn lớn như vậy đến đúng đối tượng, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã có nhiều biện pháp chỉ đạo thực hiện. Cụ thể là, sau khi nhận được thông báo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, thì ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã nhanh chóng triển khai đến cấp ủy, chính quyền địa phương và các đối tượng, các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân đã tổ chức khảo sát nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất kinh doanh tại các xã khó khăn. Nhờ làm tốt công tác khảo sát nên việc giải ngân của ngân hàng rất nhanh, đúng đối tượng.

Huyện Yên Bình có 16 xã thuộc vùng khó khăn. Theo kế hoạch, trong năm 2007, huyện phải giải ngân 3 tỷ đồng từ nguồn vốn cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng này. Để vốn vay phát huy hiệu quả, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã chọn 6 xã là Vĩnh Kiên, Yên Bình, Vũ Linh, Bảo Ái, Tân Hương, Tân Nguyên làm điểm, đến nay đã giải ngân xong 3 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch được giao.

Ông Hoàng Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình khẳng định: “Sau một thời gian triển khai cho vay vốn theo Quyết định số 31 của Chính phủ, 24 hộ sản xuất kinh doanh của xã Tân Nguyên được vay 500 triệu đồng đều sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả”.

Năm 2007, tỉnh Yên Bái được Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam giao kế hoạch giải ngân 20 tỷ đồng từ nguồn vốn này. Sau hơn 3 tháng triển khai cho vay vốn đối với hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, Ngân hàng Chính sách xã hội Yên Bái đã hoàn thành 100%.

Theo chỉ đạo của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thì nguồn vốn cho vay này trong năm 2007 sẽ tập trung cho việc chế biến lâm sản, trồng rừng và phát triển chăn nuôi vì phần lớn các hộ ở đây đều thiếu vốn, nay được vay vốn ưu đãi của Chính phủ, lãi suất thấp hơn ngân hàng thương mại nên họ rất phấn khởi.

Năm 2008, Ngân hàng Chính sách xã hội Yên Bái sẽ giải ngân khoảng 100 tỷ đồng từ nguồn vốn cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại 142 xã khó khăn của tỉnh. Nguồn vốn này sẽ hỗ trợ thêm cho các hộ mua sắm vật tư, thiết bị, phương tiện sản xuất, cây trồng vật nuôi, sửa chữa, xây dựng mới nhà xưởng sản xuất kinh doanh, cải tạo đồng ruộng, trang trại chăn nuôi, thanh toán tiền thuê nhân công và các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh...

Chính sách cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn tại Yên Bái đã và đang là đòn bẩy góp phần thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng trưởng kinh tế đồng đều giữa các vùng trong tỉnh.                    

Bạch Liên

Các tin khác
Ngành thuế triển khai thực hiện cơ chế giao dịch “một cửa”. (Ảnh Linh Nhung)

YBĐT - Để quản lý nguồn ngân sách đạt kết quả cao, Chi cục Thuế huyện Lục Yên (Yên Bái) đã chỉ đạo các tổ nghiệp vụ quản lý tốt nguồn thu từ việc kiểm tra lại toàn bộ số hộ kinh doanh, công tác điều hành ngân sách và các nguồn thu khác đều được đưa vào quản lý qua hệ thống vi tính hoá và công khai minh bạch kịp thời đã góp phần chống tiêu cực trong quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Kinh tế trang trại đang mang lại thu nhập ổn định cho người trồng rừng ở Yên Bái.

YBĐT - Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, là quy luật phát triển tất yếu của sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Kinh tế trang trại ở Yên Bái bắt đầu phát triển mạnh từ khi có Nghị quyết số 03 của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XIII(năm 1993) về phát triển nông, lâm nghiệp toàn diện và xây dựng nông thôn mới.

YBĐT - Trong những năm qua, xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu chú trọng lãnh đạo nhân dân 5 thôn bản phát triển kinh tế và trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, đổi mới cơ cấu giống lúa lai, lúa thuần vào gieo cấy đảm bảo khung thời vụ trên toàn bộ diện tích ruộng nước tạo đà về năng suất, chất lượng.

Công tác phòng chống cháy rừng được xã Suối Giàng quan tâm. (Ảnh: MQ)

YBĐT - Ngoài 243 ha rừng chè lâu năm và 50 ha chè mới trồng, năm 2007, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn(Yên Bái) tiếp tục phát triển thêm 109 ha rừng kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục