Phát triển hợp tác xã là xu thế tất yếu

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/10/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nhiều nghiên cứu gần đây của thế giới về hợp tác xã và thực tiễn phát triển của hợp tác xã trên thế giới cho thấy, hệ thống hợp tác xã trong thế kỷ XXI không những không giảm đi, ngược lại còn tăng lên.

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (năm 2003), Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã phát biểu, ngày nay, "Hợp tác xã là trào lưu có tổ chức lớn nhất của xã hội văn minh loài người". Về kinh tế, hợp tác xã là tập hợp những người sản xuất nhỏ để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, đảm bảo cho họ có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh, nhất là khi bị các doanh nghiệp lớn chèn ép.

Về chính trị, hợp tác xã là trào lưu xã hội chống lại thống trị của tư bản, đề cao giá trị con người, phát huy tinh thần hợp tác, giá trị dân chủ và công bằng xã hội. Về xã hội, hợp tác xã là tổ chức tự trợ giúp, giúp các cá nhân hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động và đời sống, phát huy hoạt động của cộng đồng. Ngày nay, sự phát triển hợp tác xã đã trở thành phong trào mạnh mẽ có quy mô toàn thế giới.

Những nước công nghiệp phát triển có phong trào hợp tác xã rất mạnh là Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Nhật v.v... Ví dụ: ở Cộng hòa Liên bang Đức, khu vực hợp tác xã đã trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế; hệ thống ngân hàng hợp tác xã Đức (đến năm 2003) đã thu hút trên 30 triệu khách hàng, có 15,3 triệu thành viên, thu hút tới 75% số thương nhân, 80% số nông dân và có tổng tài sản tới 772 tỷ EU, hệ thống hợp tác xã dịch vụ và hàng hóa nông thôn đạt doanh số 37 tỷ EU...

Ở Cộng hòa Pháp hiện có 165 hợp tác xã nghề cá với 16.800 xã viên; 800 hợp tác xã thủ công nghiệp với 80.000 xã viên; 43 hợp tác xã vận tải với 2.000 xã viên và 3.500 hợp tác xã nông nghiệp với 400.000 xã viên, doanh thu hàng năm của khu vực hợp tác xã đạt 77 tỷ EU và tạo việc làm cho 15.000 lao động (trong đó, khu vực hợp tác xã nông nghiệp chiếm trung bình 60% sản lượng nông sản, 40% sản lượng lương thực chế biến toàn quốc).

Ở Nhật Bản, hệ thống hợp tác xã phát triển rất mạnh, có 851 hợp tác xã nông nghiệp thu hút trên 9,6 triệu xã viên, đạt doanh số dịch vụ cung ứng 3.995 tỷ USD; 371 hợp tác xã tiêu dùng thu hút khoảng 22,8 triệu xã viên, đạt doanh số dịch vụ cung ứng 2.998 tỉ USD; 1.637 hợp tác xã nghề cá với 441.000 xã viên, đạt doanh số cung ứng 214 tỉ USD, tổng giá trị tiền gửi tiết kiệm 1.600 tỉ USD và tổng giá trị tiêu thụ 1.222 tỉ USD; 1.073 hợp tác xã lâm nghiệp với gần 1,7 triệu xã viên, đạt doanh số dịch vụ cung ứng 16 tỉ USD và dịch vụ tiêu thụ 106 tỉ USD.

Nhật Bản còn là một trong những nước phát triển mạnh hợp tác xã trên lĩnh vực y tế; với 116 hợp tác xã ở khắp 40 tỉnh, thành phố trên cả nước đã thu hút khoảng 2,5 triệu xã viên (chiếm 5% dân số Nhật Bản, số bệnh viện hợp tác xã chiếm 21% tổng số bệnh viện toàn quốc và chăm sóc 18% tổng số bệnh nhân toàn quốc.

Ở Mỹ, hợp tác xã hoạt động hầu như trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, phục vụ, với 120 triệu xã viên; bình quân cứ 10 người dân thì có 4 người là xã viên hợp tác xã; trong đó có tới 3.149 hợp tác xã nông nghiệp cung cấp dịch vụ nông nghiệp cho khoảng 3,1 triệu nông dân.

Ở Việt Nam, ngay sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, từ Đại hội lần thứ IV, Đảng ta sớm đổi mới tư duy về kinh tế tập thể phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước và đường lối đổi mới toàn diện của Đảng. Phát triển kinh tế tập thể là chủ trương đúng đắn, nhất quán, xuyên suốt trong các nghị quyết Đại hội Đảng.

 

Nhiều tổ HTX ở Yên Bái hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.  

Tại Đại hội lần thứ VI, Đảng đã đề ra chủ trương đưa "Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân", "Phát triển kinh tế hợp tác ở nước ta không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế, mà còn có mục tiêu xã hội". Chỉ thị 68-CT/TW của Ban Bí thư (khóa VII) nêu rõ: "Kinh tế hợp tác là yêu cầu và xu thế tất yếu khách quan trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng xác định "Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt", "Kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân". "Mục tiêu từ nay đến năm 2010 là đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém hiện nay, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP của nền kinh tế".

Đến hết tháng 6/2007, kinh tế tập thể trên phạm vi cả nước ước tính có 17.599 hợp tác xã, trong đó có hơn 942 quỹ tín dụng nhân dân; 39 liên hiệp hợp tác xã và hơn 300 ngàn tổ hợp tác; số xã viên bình quân và số lao động bình quân một hợp tác xã tăng tương ứng từ 473 và 477 người (năm 2000) lên 540 và 545 người (năm 2005). Số xã viên là lao động trực tiếp làm việc trong hợp tác xã bình quân khoảng 46 người/hợp tác xã (năm 2005)...

Công tác tổ chức, quản lý hợp tác xã ngày càng được củng cố, khắc phục bước đầu tình trạng thua lỗ kéo dài, đưa hợp tác xã từng bước thoát khỏi tình trạng yếu kém về vốn, công nghệ. Nhiều hợp tác xã đã cùng với chính quyền địa phương tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn.

Minh Lý

Các tin khác
Thu hoạch giống lúa lai TH3-3 tại trại giống lúa Đông Cuông.

YBĐT - Từ một tỉnh hàng năm phải nhập khẩu hàng trăm tấn giống lúa lai, lúa thuần với giá cả đắt đỏ, chất lượng thì không mấy đảm bảo mà vẫn không đáp ứng được nhu cầu giống cho sản xuất. Vậy mà đến nay tỉnh đã sản xuất thành công nhiều giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao đáp ứng nhu cầu giống cho sản xuất.

Xe máy YAMAHA bán tại cửa hàng uỷ nhiệm của Công ty TNHH Hoà Bình luôn được bảo hành. (Ảnh: M.Q)

YBĐT - Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp nhà nước và tư nhân mở đại lý bán xe máy. Tại thành phố Yên Bái, có gần 30 điểm bán xe máy lớn nhỏ, đặc biệt đoạn từ km 8 đến km 9 đường Yên Bái đi Hà Nội qua huyện Yên Bình đã có trên 10 cửa bán xe máy.

Cán bộ ngành Thuế Yên Bái đôn đốc thu các hộ kinh doanh (Ảnh minh hoạ)

YBĐT - Năm 2007, huyện Yên Bình được tỉnh giao thu ngân sách cân đối trên địa bàn 23 tỷ 050 triệu đồng, nhưng đến giữa tháng 10, huyện mới thu được 14 tỷ 600 triệu đồng, đạt trên 63% kế hoạch năm.

YBĐT - Thời gian qua, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái (Yên Bái) đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện 3 đề án phát triển sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh, thương mại dịch vụ và nông lâm nghiệp giai đoạn 2004 - 2010 của thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục