Một thoáng Phan Thanh

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/10/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Chúng tôi về Phan Thanh - một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên (Yên Bái) vào một ngày nắng ráo. Con đường quanh co đèo dốc với đất đỏ trơn trượt, ngày mưa lầy lội và ngày nắng bụi mù của mấy năm về trước, nay đã được thay bằng con đường trải nhựa. Xe máy, xe tải chở hàng nhộn nhịp vào ra.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Làng Ro, cái làng mà nhiều người quen gọi là "làng hủi", cô quạnh năm xưa nay đã đổi thay rồi. Người Làng Ro đang được sống trong bầu không khí cởi mở, yêu thương của cộng đồng bởi con đường liên thôn nối Làng Ro với các thôn làng khác và nối với trung tâm xã đã được khánh thành. Đó là con đường in dấu bao mồ hôi công sức của cả hơn 400 hộ người Nùng, người Tày, người Dao và người Kinh trên toàn xã Phan Thanh.

Thế mới biết, trong gian khó nghĩa tình càng thêm sâu nặng, rau cháo cũng không thể bỏ mặc nhau! Ở Làng Ro không có đến một mét đất cấy lúa. Cuộc sống của người dân chỉ trông vào ven hồ và đồi rừng, nhưng họ luôn cần mẫn ngày đêm để chăm lo cuộc sống.

Nhưng cũng ở Làng Ro, giữa hai bờ vách núi thâm u, gia đình anh Hoàng Minh Cấp đã chăn thả một đàn dê hơn một trăm con. Nếu ở nơi khác đã được xã thống kê thành trang trại để báo cáo, nhưng với anh Cấp thì: "Tôi không nỡ bỏ phí sự ưu đãi của núi rừng, lúc đầu nuôi ít, sau nó sinh sôi nảy nở, bán mỗi con chắc cũng được khá tiền. Trước đây không có đường đi nên không ai biết vào mua, bây giờ có đường rồi thế nào cũng có nhiều nhà cùng nuôi dê để bán!".

 Sang Làng Kè, làng của 34 hộ đồng bào Dao với 218 nhân khẩu mà chỉ có gần 3 ha ruộng từ tận dụng be đắp ven khe suối. Đất dốc, cây cối phải chun thân mình cố chắt lọc từng chút nhựa. Kinh tế làng còn chậm phát triển do điều kiện canh tác khó khăn và người dân chưa thực sự năng động, chưa mạnh dạn vay vốn làm ăn trong lợi thế có thể phát triển chăn nuôi đại gia súc. Nhưng ở làng Kè, chúng tôi rất thích thú khi thấy người dân vẫn giữ nguyên nét đẹp truyền thống trong trang phục và tín ngưỡng dân gian của dân tộc Dao. Người Dao thật hồ hởi và chân tình...

Đến Bản Chang, từ cổng làng đã nổi lên hàng chữ tươi tắn "Làng văn hóa Bản Chang",  hai bên đường làng lúa chín rộ, một khoảng rộng tạo nên cánh đồng nhỏ xinh. Đồng chí Vi Đình Vân - Bí thư Đảng ủy xã cho biết, cả xã có mỗi điểm này cấy lúa tập trung nên phải chia đều cho mấy làng lân cận nữa, không phải của riêng Bản Chang, mặc dù đây là đất thuộc Bản Chang. Ra thế, có lẽ đó là nét riêng ở Phan Thanh, đáng trân trọng biết bao! Vào trong thôn, mảnh sân nhà nào cũng chuẩn bị sẵn sàng những bầu ngô giống đã lên xanh chuẩn bị đưa ra đồng làm vụ 3.

Tại nhà văn hóa thôn, cuộc họp quân dân chính đang được triển khai. Mọi người sôi nổi bàn bạc việc phân công giúp bà con làm vụ đông và quyết tâm hoàn thành vượt mức chỉ tiêu diện tích ngô đông, diện tích trồng đậu lạc. Các đồng chí đảng viên và các cán bộ thôn phải gương mẫu làm trước và làm vượt chỉ tiêu giao. Bà con còn sôi nổi bàn việc đóng góp công sức làm đường liên thôn theo đề án "bê-tông hóa" của huyện.

Từ kinh nghiệm huy động sức dân "cứng hóa" đường liên xã, nay tiếp tục làm cho đường làng phong quang sạch đẹp, tạo thuận lợi cho sinh hoạt của nhân dân. Đồng chí Tăng Văn Thảo - Trưởng ban Mặt trận thôn còn báo cáo với niềm vui khôn tả: "Không chỉ thi đua sản xuất giỏi mà phong trào văn hóa văn nghệ ở thôn rất sôi nổi, đội văn nghệ biểu diễn hay nhất xã, các chị phụ nữ vất vả chân lấm tay bùn nhưng cũng tổ chức thi nữ công gia chánh và thành lập đội bóng đá nữ thỉnh thoảng thi đấu. Mỗi khi các đội thi đấu là nhân dân các thôn đến cổ vũ rất đông, bao nhiêu cái mệt mỏi tan biến hết.

Bây giờ vào mùa cưới, xã nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 32 của Chính phủ về đội mũ bảo hiểm và đảm bảo an toàn giao thông, vì các cháu thanh niên hay chạy xe máy ẩu, uống rượu đám cưới, gia đình nào có người vi phạm là không đạt gia đình văn hóa...".

Chỉ một ngày ở Phan Thanh, chưa qua hết các thôn làng nhưng trước mắt chúng tôi là một vùng quê xưa nghèo khó nay đang đổi thay trong nhịp sống mới. Trên 15 ha khoai tím đã vào mùa thu hoạch, ước tính đạt 525 tấn củ; 25 ha lạc thu trên 62 tấn; 46 ha sắn cho thu hoạch trên 460 tấn, hơn 8 ha rau màu quanh năm thu nhập đáng kể, đàn trâu 1.115 con, đàn bò 114 con, 14 ha thả cá, trong đó 4,6 ha ao còn lại là nuôi cá lồng ven hồ Thác Bà.

Gần đây, một số hộ đã và đang thử nghiệm nuôi gà sinh học dưới sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, mỗi hộ nuôi từ 100 đến 200 con. Như vậy, chăn nuôi đang trở thành hàng hóa giúp người dân xóa đói giảm nghèo. Những đồi cây bồ đề, cây keo lai, quế, bạch đàn mô... nối nhau làm nên một màu xanh ngút  ngát. Phan Thanh đang chuyển mình trỗi dậy và Phan Thanh sẽ là một miền quê trù phú trong thời gian không xa!                                

Nguyễn Thị Thanh

Các tin khác

YBĐT - Nhiều nghiên cứu gần đây của thế giới về hợp tác xã và thực tiễn phát triển của hợp tác xã trên thế giới cho thấy, hệ thống hợp tác xã trong thế kỷ XXI không những không giảm đi, ngược lại còn tăng lên.

Thu hoạch giống lúa lai TH3-3 tại trại giống lúa Đông Cuông.

YBĐT - Từ một tỉnh hàng năm phải nhập khẩu hàng trăm tấn giống lúa lai, lúa thuần với giá cả đắt đỏ, chất lượng thì không mấy đảm bảo mà vẫn không đáp ứng được nhu cầu giống cho sản xuất. Vậy mà đến nay tỉnh đã sản xuất thành công nhiều giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao đáp ứng nhu cầu giống cho sản xuất.

Xe máy YAMAHA bán tại cửa hàng uỷ nhiệm của Công ty TNHH Hoà Bình luôn được bảo hành. (Ảnh: M.Q)

YBĐT - Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp nhà nước và tư nhân mở đại lý bán xe máy. Tại thành phố Yên Bái, có gần 30 điểm bán xe máy lớn nhỏ, đặc biệt đoạn từ km 8 đến km 9 đường Yên Bái đi Hà Nội qua huyện Yên Bình đã có trên 10 cửa bán xe máy.

Cán bộ ngành Thuế Yên Bái đôn đốc thu các hộ kinh doanh (Ảnh minh hoạ)

YBĐT - Năm 2007, huyện Yên Bình được tỉnh giao thu ngân sách cân đối trên địa bàn 23 tỷ 050 triệu đồng, nhưng đến giữa tháng 10, huyện mới thu được 14 tỷ 600 triệu đồng, đạt trên 63% kế hoạch năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục