Trấn Yên: Hiệu quả từ kinh tế đồi rừng

  • Cập nhật: Thứ năm, 1/11/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Một hai năm gần đây, nông dân huyện Trấn Yên đã có một nguồn thu không nhỏ từ trồng rừng, nhiều hộ đã giầu lên từ kinh tế đồi rừng. Rừng đã thực sự trở thành nghề chính của nông dân và kinh tế mũi nhọn của huyện. Nếu chỉ khai thác bán nguyên liệu thì mỗi năm cũng cho thu trên 60 tỷ đồng, còn nếu đưa vào chế biến thì doanh thu đạt gần 100 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động...

Quế - nguồn thu không nhỏ từ kinh tế đồi rừng ở Trấn Yên.
Quế - nguồn thu không nhỏ từ kinh tế đồi rừng ở Trấn Yên.

Trấn Yên có diện tích đất lâm nghiệp trên 50.366 ha, trong đó, đất có rừng là 48.834 ha. Những năm trước đây, do khai thác rừng bừa bãi cùng với nhân dân tự ý đốt nương làm rẫy đã làm giảm đáng kể diện tích rừng. Với quyết tâm làm xanh lại những cánh rừng, từ năm 1993-1994, huyện đã vận động nhân dân nhận đất trồng rừng, tuyên truyền, hướng dẫn người dân bảo vệ và phát triển vốn rừng. Để phát triển mạnh kinh tế đồi rừng, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo trồng rừng kinh tế. Người dân trồng rừng được cung cấp cây giống, vật tư kịp thời vụ, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc.

Trồng rừng sản xuất đã trở thành phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Đặc biệt là ở các xã vùng cao, trước đây, người dân chỉ quen phát rừng làm nương rẫy đã tích cực trồng rừng phát triển kinh tế. Nhờ đó, diện tích rừng kinh tế ngày một lớn, bình quân mỗi năm huyện trồng mới 1.700 - 2.000 ha rừng. Chỉ tính riêng từ đầu năm  2007 đến nay, toàn huyện đã trồng mới được 1.481 ha rừng tập trung, đạt 113% kế hoạch năm, đưa tổng diện tích rừng kinh tế toàn huyện lên 27.355 ha. Những năm đầu, do chưa nắm bắt kịp những tiến bộ kỹ thuật, cơ cấu giống chưa hợp lý, diện tích trồng nhỏ lẻ dẫn đến hiệu quả không cao.

Rút kinh nghiệm từ thực tiễn huyện vận động bà con trồng những loại cây có vốn đầu tư thấp, dễ trồng và chăm sóc chu kỳ sản xuất ngắn, giá trị kinh tế cao như: keo tai tượng, keo lai, bạch đàn mô, măng tre Bát độ; làm tốt công tác quy hoạch, trồng rừng tập trung tạo vùng nguyên liệu hàng hoá gắn với chế biến. Tuy vậy, đầu ra cho sản phẩm luôn gặp khó khăn, giá cả bấp bênh. Có lúc, có nơi tiền bán gỗ nguyên liệu không đủ trả công khai thác chứ chưa nói đến tiền đầu tư.

Để nâng cao giá trị từ gỗ rừng trồng, huyện đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút vốn đầu tư, mở nhà máy, cơ sở chế biến gỗ tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Đây cũng là động lực để bà con tích cực trồng rừng sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho người trồng rừng. Tính đến hết tháng 9, toàn huyện đã khai thác được 38.812 m3 gỗ nguyên liệu, thu về cho nhân dân trong huyện gần  hai chục tỷ đồng. Đến nay, toàn huyện đã cơ bản phủ xanh đất trống đồi núi trọc, mỗi năm thu nhập từ rừng kinh tế đạt hơn 60 tỷ đồng.

Ngoài các loại cây nguyên liệu giấy thì trồng măng tre Bát độ đang trở thành một bước đột phá trong phát triền kinh tế rừng ở Trấn Yên, toàn huyện có trên 300 ha tre măng cho thu hoạch. Xã Kiên Thành là “thủ phủ” của cây tre măng Bát độ, mỗi năm cho thu về hơn 1 tỷ đồng từ tiền bán măng.

Bản Đồng Ruộng xã Kiên Thành có 23 hộ dân là người dân tộc Mông, cuộc sống rất khó khăn và là bản có tỷ lệ đói, nghèo cao nhất xã, nhưng nhờ trồng tre măng Bát độ mà cái đói cái nghèo ngày một lùi xa. Không riêng ở Kiên Thành, các xã: Quy Mông, Đào Thịnh, Việt Cường, Việt Hồng, Việt Thành...kinh tế đồi rừng cũng đã phát huy hiệu quả. Cuộc sống người dân đã khấm khá hơn rất nhiều và đã xuất hiện những triệu phú từ rừng như: Hà Ngọc Tanh, Đào Đức Chiến xã Hồng Ca; Vũ Đức Hạnh xã Lương Thịnh, Triệu Kim Khoa xã Y Can...

Kinh tế rừng đang trở thành một hướng đi tích cực trong việc xoá đói giảm nghèo cho người dân huyện Trấn Yên. Quan trọng hơn, là người dân đã nhân thức được giá trị kinh tế và vai trò của rừng đối với đời sống của nhân dân.

Văn Thông

Các tin khác
Lúa lai giống F1 đem lại thu nhập cao cho nông dân xã Nghĩa An.

YBĐT - Nghĩa An là xã có địa bàn rộng, chiếm 1/3 diện tích của thị xã Nghĩa Lộ; toàn xã có 572 hộ, 2.665 nhân khẩu, trong đó 95% dân số là dân tộc Thái. Kinh tế chính của địa phương là sản xuất nông nghiệp với 126,45 ha lúa nước, do chưa được đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, vào sản xuất nên năng suất lúa đạt thấp, đời sống nông dân còn khó khăn.

YBĐT - Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Lang Thíp, huyện Văn Yên (Yên Bái) đã lãnh đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa dạng hoá ngành nghề... Nhờ vậy, đời sống nhân dân các dân tộc trong xã dần được cải thiện.

Ảnh minh hoạ.

YBĐT - Chúng tôi về Phan Thanh - một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên (Yên Bái) vào một ngày nắng ráo. Con đường quanh co đèo dốc với đất đỏ trơn trượt, ngày mưa lầy lội và ngày nắng bụi mù của mấy năm về trước, nay đã được thay bằng con đường trải nhựa. Xe máy, xe tải chở hàng nhộn nhịp vào ra.

YBĐT - Nhiều nghiên cứu gần đây của thế giới về hợp tác xã và thực tiễn phát triển của hợp tác xã trên thế giới cho thấy, hệ thống hợp tác xã trong thế kỷ XXI không những không giảm đi, ngược lại còn tăng lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục