Chương trình 134 ở Yên Bình: Cần tăng mức đầu tư và kéo dài dự án
- Cập nhật: Thứ năm, 11/12/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Để thực hiện hiệu quả Chương trình 134 của Chính phủ, ngay từ năm 2004, UBND huyện Yên Bình (Yên Bái) đã thành lập ban chỉ đạo do đồng chí phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, cùng 13 thành viên gồm các ngành: nông nghiệp, Phòng Dân tộc và Tôn giáo, MTTQ… Tất cả 18 xã có đồng bào dân tộc sinh sống được hưởng lợi từ dự án, cũng thành lập ban chỉ đạo cấp xã.
Điểm du lịch Ngòi Tu (Yên Bình) - một địa chỉ của khách du lịch trong và ngoài nước. (Ảnh: M.Q)
|
Công tác bình chọn hộ dân tộc thiểu số nghèo được nhân dân các thôn bình xét. Hàng năm, ngay sau khi tỉnh giao kế hoạch. UBND huyện đã triển khai các hạng mục cụ thể cho từng xã, đồng thời các thành viên ban chỉ đạo có trách nhiệm phối hợp với các địa phương xây dựng văn bản hướng dẫn.
Qua 4 năm triển khai chương trình, tổng kinh phí thực hiện đạt 8 tỷ 714 triệu đồng với 3 danh mục đầu tư gồm: hỗ trợ nước sinh hoạt, xây dựng 4 công trình cấp nước tập trung tại các xã: Ngọc Chấn, Xuân Lai, Mỹ Gia, Bảo Ái, kinh phí thực hiện 317 triệu đồng; hỗ trợ nước phân tán gồm đào 2.258 giếng nước gia đình, kinh phí 680 triệu đồng; xây 1.970 giếng nước kinh phí 985 triệu đồng. Hỗ trợ đất sản xuất khai hoang 102,88 ha ruộng nước, kinh phí 503 triệu đồng; chuyển nhượng 156 ha đồi rừng kinh phí 780 triệu đồng; hỗ trợ nhà ở 783 gia đình, giá trị thực hiện đạt 3 tỷ 915 triệu đồng.
Năm 2008, huyện được giao kế hoạch bổ sung thực hiện năm 2007 là 851 triệu đồng gồm: giếng nước 680 cái trị giá 68 triệu đồng và 783 nhà ở trị giá 783 triệu đồng. Ông Nguyễn Dũng Giang - Phó chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban chỉ đạo chương trình cho biết: “ Chương trình 134 của Chính phủ, tuy nguồn vốn đầu tư không lớn như Chương trình 135, nhưng mức đầu tư lại trực tiếp đến với hộ dân, do vậy hiệu quả sử dụng là rất lớn. Vừa qua, huyện tiến hành khảo sát và đánh giá sau 4 năm triển khai, toàn huyện có 6.524 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được hưởng lợi từ chương trình.
Đối với các hạng mục đầu tư, chỉ có công trình cấp nước tập trung là huyện trực tiếp làm chủ đầu tư, các phần việc khác đều giao cho cấp xã trực tiếp kiểm tra, quản lý. Tuy nhiên, huyện Yên Bình cũng như các địa phương khác đó là, mức hỗ trợ khai hoang ruộng nước 5 triệu đồng/ ha là quá thấp, trên thực tế để khai hoang được 1 ha cần đến 30 đến 50 triệu đồng. Mức hỗ trợ nhà ở 5 triệu đồng/hộ, nhưng trên thực tế còn có sự ủng hộ của hàng xóm, gia đình, người thân và nhà ở được cũng phải từ 10 triệu đồng trở lên. Kể cả việc hỗ trợ cho 300 ngàn đồng cho 1 giếng nước, nhưng chi phí thực tế hiện tại phải 1,5 triệu đồng/giếng thì mới hoàn thành được. Từ việc mức hỗ trợ thấp, nên người nghèo không lấy đâu ra tiền để sửa nhà, cũng như mở mang diện tích canh tác…”.
Dẫu vậy, hiệu quả của Chương trình 134 là rất đáng kể và thực tế cho thấy mặc dù số tiền đầu tư của dự án là không lớn, nhưng số hộ được hưởng lợi của các địa phương là rất lớn. Xã Xuân Long, vốn đầu tư 728 triệu đồng, nhưng có tới 702 hộ được hưởng lợi; Cảm Nhân 708 triệu đồng, có 391 hộ được hưởng lợi; Yên Thành 585 triệu đồng, có 539 hộ được hưởng lợi; Phúc An 716 triệu đồng với 604 hộ được hưởng lợi…Tuy nhiên, Chương trình 134 ở Yên Bình cũng còn bộc lộ một số thiếu sót hạn chế như: việc phối kết hợp giữa ban chỉ đạo cấp huyện và ban chỉ đạo cấp xã còn thiếu chặt chẽ, thiếu đôn đốc, do vậy việc triển khai chương trình còn chậm. Công trình nước tập trung kinh phí đầu tư lớn, nhưng chất lượng hiệu quả đạt thấp. Cá biệt có xã đầu tư không đúng đối tượng, đã gây những thắc mắc trong nhân dân.
Sau 4 năm Chương trình 134 ở Yên Bình, hiệu quả đã được khẳng định, người dân tộc thiểu số nghèo đã có cơ hội từng bước vươn lên từng bước thoát nghèo. Nhiều ý kiến của nhân dân phản ảnh, mong muốn chương trình tiếp tục được kéo dài. Mặt khác, huyện cũng có đề nghị cần có kinh phí từ ngân sách hàng năm để hỗ trợ việc duy tu bảo dưỡng các công trình đã được đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng, góp phần tích cực cho công tác xoá đói, giảm nghèo ở địa phương một cách bền vững.
Thạch Phong
Các tin khác
Liên Bộ Công thương - Tài chính vừa công bố Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Nhật Bản – ASEAN (AJCEP). Ông Lê Trọng Lân, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương, thành viên đoàn đàm phán hiệp định AJCEP đã có cuộc trao đổi với báo giới.
Chính phủ vừa ban hành chỉ thị về việc tăng cường thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa, bình ổn thị trường và phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009.
Yên Bái là cửa ngõ vùng Tây Bắc, hệ thống giao thông thuận lợi, nhất là tuyến đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nối liền với cửa khẩu quốc tế Lào Cai. Những yếu tố đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương mại, song tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm và gian lận thương mại diễn biến phức tạp, gây bất ổn thị trường.
Giá xăng dầu sẽ giảm thêm 1.000 đồng/lít từ chiều 10/12/2008. Theo mức giá mới này, giá xăng A92 - loại xăng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay - giảm xuống mức 11.000 đồng/lít. Tương tự, xăng A95, giảm xuống còn 11.500 đồng/lít.