Hiệu quả kinh tế HTX ở Văn Yên

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/4/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trong những năm qua, cùng với các thành phần kinh tế khác, kinh tế hợp tác xã (HTX) ở huyện Văn Yên (Yên Bái) đã có bước phát triển mạnh, hoạt động hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo hàng ngàn việc làm, nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo cho hàng trăm hộ dân ở khu vực nông thôn.

HTX Tĩnh Dung, xã Đại Phác được thành lập và đi vào hoạt động tháng 5/2007, hiện có gần 20 xã viên tham gia, vốn hoạt động có trên 5 tỷ đồng; ngành nghề đăng ký sản xuất kinh doanh của HTX là sản xuất cơ khí, sản xuất tinh dầu thực vật các loại, vật liệu xây dựng, gia công thảm hạt pơmu, vận tải hàng hoá. Hiện nay, HTX Tĩnh Dung có 1 phân xưởng sản xuất cơ khí, chuyên sản xuất các thiết bị chưng cất tinh dầu thực vật, 1 xưởng sản xuất gạch bê tông và 4 cơ sở với 20 bộ thiết bị chưng cất tinh dầu các loại đặt ở các xã: Đại Phác, Xuân Ái, Đại Sơn và Tân Hợp. Nhờ biết khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, cùng với năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, HTX đã nhanh chóng tìm kiếm được thị trường tiêu thụ sản phẩm và đi vào sản xuất ổn định.

Năm 2008, HTX Tĩnh Dung đã sản xuất và tiêu thụ được 18 tấn tinh dầu quế, 20 tấn tinh dầu pơmu, 2 tấn tinh dầu sả và dầu long não; trên 700 tấm thảm hạt pơmu các kích cỡ, sản xuất 2 bộ thiết bị chưng cất tinh dầu các loại và tổng doanh thu đạt trên 3,6 tỷ đồng, nộp ngân sách được 360 triệu đồng, lợi nhuận gần 400 triệu đồng, thu nhập bình quân của gần 100 lao động đạt từ 1,5 đến 2 triệu đồng/người/tháng. Năm 2009, HTX phấn đấu sản xuất và tiêu thụ trên 60 tấn tinh dầu quế, 20 tấn tinh dầu pơmu, 10 tấn dầu long não, 20 bộ thiết bị chưng cất tinh dầu và trên 1000 tấm thảm hạt, đạt doanh thu 15 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 1,5 tỷ đồng, thu nhập bình quân của xã viên đạt trên 2 triệu đồng/ người/tháng.

Đó là một trong những điển hình HTX làm ăn hiệu quả trong số 52 HTX toàn huyện, trong đó có 11 HTX mới được thành lập trong năm 2008. Các HTX đăng ký sản xuất kinh doanh theo các ngành nghề khá đa dạng, trong đó có 13 HTX đăng ký sản xuất kinh doanh dịch vụ nông- lâm nghiệp, 3 HTX tín dụng nhân dân, 36 HTX kinh doanh dịch vụ tổng hợp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung chủ yếu vào các ngành nghề như: chế biến gỗ rừng trồng, mộc dân dụng, sản xuất cơ khí, vật liệu xây dựng và chưng cất tinh dầu quế... với  hàng ngàn xã viên tham gia và số vốn điều lệ lên tới hàng chục tỷ đồng.

Năm 2008, thiên tai, bão lũ liên tục xảy ra, tình hình lạm phát, giá cả các mặt hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh không ổn định, ảnh hưởng lớn tới sản xuất kinh doanh. Song, các HTX trong huyện đã có nhiều giải pháp tích cực tháo gỡ khó khăn ổn định sản xuất kinh doanh như: tiết kiệm chi phí trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động tìm kiếm nguồn hàng, liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh để tìm đầu ra cho sản phẩm… Nhờ vậy, hầu hết các HTX vẫn hoạt động có hiệu quả. Năm 2008, tổng doanh thu của các HTX đạt trên 14,5 tỷ đồng.

Qua đánh giá, có 18 HTX hoạt động hiệu quả được xếp vào loại khá; 13 HTX sản xuất kinh doanh trung bình và còn 10 HTX hoạt động yếu kém. Các HTX khá, mức thu nhập bình quân của xã viên đạt từ 1 triệu đồng/người/tháng trở lên, HTX trung bình, đạt 500 nghìn đồng/người/tháng và HTX yếu kém đạt dưới 500 nghìn đồng/người/tháng. Đó là những minh chứng cho tính hiệu quả của mô hình HTX.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, kinh tế tập thể ở Văn Yên vẫn còn một số tồn tại cần được quan tâm khắc phục đó là: tỷ lệ HTX hoạt động ở mức trung bình và yếu kém còn cao; sự liên kết giữa các HTX xã còn yếu, sản xuất kinh doanh còn manh mún, nhỏ lẻ, phương tiện, thiết bị phục vụ cho sản xuất cũ kỹ, lạc hậu; việc làm của người lao động  chưa ổn định, thu nhập còn thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. Nguyên nhân  chính là do các HTX xã này gặp khó khăn về vốn, mặt bằng, tư liệu phục vụ cho sản xuất và năng lực điều hành sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Nguyên nhân khách quan là do bị ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt thường xuyên xảy ra, làm thiệt hại nhiều tài sản, ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của các HTX song các HTX đều phát huy tính chủ động, sáng tạo vượt khó để vươn lên.

Trường hợp của HTX Sản xuất cây giống Long An, thị trấn Mậu A là một ví dụ. Khắc phục khó khăn về mọi mặt, từ đầu năm đến nay HTX đã sản xuất được trên 90 vạn bầu cây giống các loại, trong đó có 20 vạn bầu keo Úc nhập ngoại, 30 vạn cây quế và 40 vạn bầu chè Phúc Vân Tiên… cung ứng cho nhân dân trồng chè, trồng rừng trong năm nay, phấn đấu doanh thu đạt 500 triệu đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt trên 1 triệu đồng/tháng.

Để thúc đẩy kinh tế HTX trên địa bàn huyện phát triển và hoạt động có hiệu quả, các ngành chức năng của huyện cần quan tâm, chỉ đạo sâu sát hơn, giúp các HTX yếu kém tháo gỡ những khó khăn, tồn tại, nắm bắt nhu cầu thị trường, phát triển mở rộng các ngành nghề sản xuất sản xuất kinh doanh, hướng tới và khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương thì các HTX mới hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và bền vững.

Trường Phong

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Văn Ngọc thăm trang trại chăn nuôi lợn của ông Vi Quang Chính ở thôn 10, xã Trúc Lâu, Lục Yên.

YBĐT - Đó là yêu cầu của đồng chí Nguyễn Văn Ngọc - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái khi kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết TƯ 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại huyện Lục Yên, Văn Yên từ ngày 13 đến 16.4.2009.

Công nhân Điện lực Yên Bái kiểm tra hệ thống rơ-le nội bộ tủ máy cắt.

YBĐT - Để đảm bảo sự công bằng trong sử dụng điện từ thành thị đến nông thôn, tháng 12 năm 2008, Điện lực Yên Bái bắt đầu triển khai thực hiện Đề án “ Tiếp nhận lưới điện hạ thế nông thôn để bán lẻ đến tận hộ dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái”. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với những hộ dân ở khu vực nông thôn đang phải mua giá điện bán lẻ quá “đắt” của các tổ chức khác.

Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư hướng dẫn thủ tục hải quan đối với mặt hàng xăng, dầu tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 120 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập.

Dự án kè chống sạt lở sông Hồng khu vực cầu Móc Tôm do Công ty cổ phần Ao Vua thi công đang được đẩy nhanh tiến độ.

YBĐT - Dự án kè chống sạt lở sông Hồng khu vực cầu Móc Tôm, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên (Yên Bái) được khởi công xây dựng từ tháng 2/2009 do Công ty cổ phần Ao Vua (Hà Nội) trúng thầu thi công. Công trình được đầu tư xây dựng nhằm bảo đảm an toàn cho nhân dân trong vùng và an toàn giao thông trên tỉnh lộ Yên Bái – Khe Sang với tổng mức đầu tư trên 35,1 tỷ đồng, trong đó giá trị xây dựng trên 26,3 tỷ đồng do Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Yên Bái làm chủ đầu tư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục